1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ruồi và chuột cũng có thể truyền cúm gia cầm sang người

Hôm qua, Bộ trưởng Y tế Indonesia cảnh báo chuột và ruồi cũng có thể là trung gian truyền bệnh cúm gia cầm. Trước đó Đại học Gadjah Mada phát hiện một số mẫu ruồi mang virus cúm gia cầm.

Về lý thuyết, virus cúm gia cầm ở ruồi - có nguồn gốc từ virus H5N1 - có thể lây sang người. Bộ trưởng Y tế Indonesia, bà Supari nói: “Ngoài việc diệt chuột và ruồi, người ta phải dọn sạch chất thải của heo và gia cầm, vì có khả năng những sinh vật này truyền bệnh cho nhau, sau đó truyền sang người”.

 

Tổng số người bị tình nghi nhiễm cúm gia cầm ở Indonesia đã lên đến con số 23, theo thông báo từ Bộ Y tế. Một trong số đó có kết quả chắc chắn nhiễm virus H5N1. Ngoài ra Bộ Y tế Indonesia xác nhận bé gái năm tuổi chết cách đây hai ngày không phải vì cúm gia cầm.

 

Tổ chức Lương nông LHQ (FAO) đã yêu cầu Chính phủ Indonesia tăng cường công tác phòng chống dịch cúm và đặt công tác này vào hàng ưu tiên quốc gia hiện nay. FAO và Chính phủ Indonesia hiện đang hợp tác phát triển một kế hoạch khống chế dịch cúm cấp quốc gia trị giá 11 triệu USD.

 

Chính phủ Anh cho biết đã lên kế hoạch dự trữ 14,6 liều thuốc trị cúm và đặt mua Tamiflu của Hãng dược phẩm Roche (Thụy Sĩ). Bộ Y tế Anh còn dự định mua 3 triệu liều văcxin ngừa H5N1 để đề phòng trường hợp dịch cúm bùng phát tại nước này.

 

Giới chuyên môn cho rằng thuốc trị virus cúm sẽ có tác dụng hiệu quả nhất nếu người bệnh được sử dụng trong vòng 48 giờ từ khi xuất hiện triệu chứng bệnh.

 

Trong khi đó tướng William Fallon, tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, trong cuộc họp báo hôm qua cho biết quân đội Mỹ được đặt trong tình trạng báo động, sẵn sàng phản ứng nhanh nếu dịch cúm gia cầm xảy ra ở Mỹ.                                 

 

Theo NG.D.

Tuổi trẻ/Reuters, AFP, TTXVN