1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Quyết không về nhì

Theo báo cáo của Trung tâm chiến lược và đánh giá ngân sách (CSBA) hôm 22/1: Tàu ngầm Mỹ đang đứng trước nguy cơ tụt hậu vì dễ bị phát hiện bởi công nghệ vi tính phát triển nhanh, làm "thay đổi luật chơi" trong cuộc chiến dưới biển.

Ngày 19/1, mạng tuần san Tin tức Quốc phòng (Mỹ) đưa tin, đội tàu chiến của hải quân Mỹ đang thực hiện thế tấn công - tìm kiếm phương thức mới tấn công kẻ thù, vũ khí trang bị mới của quân đội sẽ ứng dụng bộ cảm biến mới. Theo đó, tàu tuần duyên được quan tâm trong năm nay bởi trước đó (tháng 12/2014) Lầu Năm Góc quyết định chế tạo phiên bản cải tiến của 2 loại tàu tuần duyên đang sản xuất.

Những thông tin kể trên xuất hiện sau cảnh báo của sĩ quan hải quân nghỉ hưu Lippold (đăng trên tờ Thời báo Washington số ra ngày 12/1) - Hải quân Trung Quốc sẽ thay thế vị trí số một của hải quân Mỹ trong thời gian tới. Bởi Trung Quốc đang gia tăng tốc độ đóng tàu lớn, để phát triển thành cường quốc biển trong khu vực và trở thành lực lượng hải quân mạnh thực sự trên thế giới. Trong khi đó Tạp chí quân sự Jane's Defence Weekly nhận định, hải quân Trung Quốc có thể vượt qua Nhật Bản lần đầu tiên vào năm 2015. Và điều này đồng nghĩa với việc hải quân Trung Quốc sẽ đứng thứ hai thế giới, sau hải quân Mỹ.

Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ

Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ

Giới quân sự cho rằng, ngoài ưu thế của tàu sân bay Liêu Ninh, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-2 và tên lửa DF-41, trong năm 2014 Trung Quốc đã sở hữu 8 tàu chiến trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, bao gồm 5 tàu khu trục Type 052C, 1 tàu Type 052D và 2 tàu Type 051C. Và trong năm 2015, Trung Quốc sẽ bổ sung thêm 1 tàu Type 052C, 1 Type 052D và 2 tàu khu trục khác. Được biết, trong 25 năm qua, thực lực của hải quân Trung Quốc đã được tăng cường rõ rệt khi Bắc Kinh sở hữu 26 tàu đổ bộ Type 072, 3 tàu đổ bộ Type 071 cùng các tàu khu trục Type 052B, Type 052C, Type 051C, Type 052D, tàu hộ vệ Type 054A và tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056.

Riêng về sức mạnh không quân trên biển, Trung Quốc có tổng cộng 468 máy bay, trong khi Nhật Bản có 339 chiếc. Và Tokyo đang có kế hoạch đổi mới lực lượng không quân như thay thế 78 chiếc F-4 cũ và đã đặt mua 42 chiếc F-35A. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho rằng, việc gia tăng chi tiêu quốc phòng là cần thiết để có thể xử lí “tình hình đang thay đổi” xung quanh Nhật Bản. Được biết, từ cuối năm 2013, Tokyo đã quyết định dành khoảng 24.700 tỉ yen trong vòng 5 năm để mua vũ khí, thiết bị quốc phòng.

Theo giới truyền thông, sau khi Nhật Bản phê chuẩn gói ngân sách quốc phòng 2015 trị giá hơn 42 tỉ USD, giới quân sự đặc biệt quan tâm tới việc phân bổ khoản tiền này, nhất là khi Tokyo ưu tiên mua các loại máy bay nhằm nâng cao sức mạnh bảo vệ không phận.

Cụ thể như 20 máy bay tuần tra trên biển P-1 của Công ty Kawasaki, cùng nâng cấp hệ thống radar và cảm biến hồng ngoại cho máy bay tuần tra P-3C do Công ty Lockheed Martin sản xuất. Tiếp đến là 5 máy bay cánh quạt nghiêng V-22 Osprey, máy bay MQ-4 Global Hawk, 6 chiếc F-35A mới, hiện đại hóa 8 chiếc F-15, cải tiến 9 máy bay chiến đấu F-2, 3 trực thăng H-6, 2 trực thăng SH-60J. Ngoài ra, còn cải tiến 1 máy bay chỉ huy cảnh báo sớm Boeing E-767 (AEW&C), mua thêm 1 chiếc máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không E-2D Advanced Hawkeye.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đã quyết định chọn máy bay Global Hawk do Mỹ chế tạo làm máy bay do thám cỡ lớn đầu tiên của đất nước mặt trời mọc. Theo kế hoạch, Tokyo sẽ triển khai 3 máy bay không người lái loại này và mua 4 máy bay cảnh báo sớm E-2D do Mỹ chế tạo.

Tàu tuần duyên USS Fort Worth LCS 3 của Hải quân Mỹ

Tàu tuần duyên USS Fort Worth LCS 3 của Hải quân Mỹ

Hơn 3 tháng trước (16/10/2014), tuần san Tin tức Quốc phòng từng đưa tin, máy bay cảnh báo sớm E-2D mới đã có năng lực tác chiến ban đầu, theo đó việc huấn luyện mang tính triển khai của máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không mới nhất của Hải quân Mỹ có thể bắt đầu. Máy bay cảnh báo sớm phiên bản mới E-2D sẽ trở thành “mắt thần” mới của hải quân Mỹ. Công ty Northrop Grumman và Hải quân Mỹ đã đánh giá thiết kế sơ bộ hệ thống tiếp dầu trên không mới của máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye, để mở ra giai đoạn sản xuất của hệ thống này. Và Hãng Boeing cũng bắt đầu chương trình nâng cấp máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) E-767 thuộc lực lượng không quân Nhật Bản. Theo hợp đồng đã ký (hôm 28/10/2014 trị giá 950 triệu USD), Boeing sẽ trang bị hệ thống máy tính trên khoang mới, hệ thống cân bằng điện tử, phân biệt “địch - ta” AN/APX-119, hệ thống trinh thám điện tử thế hệ mới cho 4 máy bay AWACS E-767 của Nhật Bản.

Ngày 15/1, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Tướng General Welsh cho biết, với những thách thức về khoa học công nghệ quân sự của các quốc gia trên thế giới, nên sau 20 năm nữa, máy bay ném bom B-2 có thể sẽ không còn giữ được ưu thế tác chiến đường dài trên không. Do đó, Mỹ đang lựa chọn nhà thầu quốc phòng để nghiên cứu và chế tạo máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới, nhằm chiếm ưu thế trên không trước đối thủ. Được biết, trong 30 năm qua, máy bay ném bom tầm xa B-2 luôn là biểu tượng cho ưu thế tác chiến không trung đường dài (có khả năng tàng hình cao, có thể mang theo hàng nghìn pound bom chính xác và bom hạt nhân) và là 1 trong 3 lực lượng tấn công hạt nhân trọng tâm của Mỹ.

Tạp chí Công nghệ hàng không Aviation Week&Space Technology từng dẫn cảnh báo của nhà báo Bill Sweetman và chuyên gia nghiên cứu quân sự Trung Quốc Richard Fisher về khả năng Bắc Kinh sẽ phát triển loại máy bay ném bom tàng hình mới H-20 để tăng cường sức mạnh cho lực lượng ném bom chiến lược của quân đội Trung Quốc. Chuyên gia quân sự Vasily Kashin thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ tại Moskva cho biết, Bắc Kinh có thể hoàn thành dự án 100 máy bay vận tải vào năm 2020.

Theo Tuấn Quỳnh
PetroTimes