1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Quý bà quyền lực nhất nước Mỹ trở lại, thách thức Tổng thống Trump

(Dân trí) - Khi bà Nancy Pelosi nhậm chức Chủ tịch Hạ viện hôm qua, bà không chỉ trở thành chính trị gia quyền lực thứ 3 nước Mỹ mà còn là người đứng đầu phe phản đối Tổng thống Donald Trump. Dù yêu hay ghét, sự trở lại của bà cũng là một câu chuyện đầy cuốn hút trên chính trường Mỹ.

Quý bà quyền lực nhất nước Mỹ trở lại, thách thức Tổng thống Trump

Khi bà Nancy Pelosi nhậm chức Chủ tịch Hạ viện hôm qua, bà không chỉ trở thành chính trị gia quyền lực thứ 3 nước Mỹ mà còn là người đứng đầu phe phản đối Tổng thống Donald Trump. Dù yêu hay ghét, sự trở lại của bà cũng là một câu chuyện đầy cuốn hút trên chính trường Mỹ.

Quý bà quyền lực nhất nước Mỹ trở lại, thách thức Tổng thống Trump - Ảnh 1.

Bà Nancy Pelosi giơ chiếc búa, vật dụng không thể thiếu của Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi điều hành các phiên họp, trong buổi nhậm chức ngày 3/1 (Ảnh: Reuters)

Nhân vật quyền lực chỉ sau tổng thống và phó tổng thống

Vào năm 2007, nữ nghị sĩ đảng Dân chủ từ bang California đã gây tiếng vang khi trở thành nữ chủ tịch Hạ viện đầu tiên trong lịch sử Mỹ. Sau 8 năm và trải qua nhiều thăng trầm, bà Pelosi sẽ trở lại vị trí hàng đầu.

Lần này, bà Pelosi, 78 tuổi, ở vai trò lãnh đạo một đảng đang lấy lại vị thế với trách nhiệm đề xuất các luật mới để đưa ra Hạ viện, đó là chưa kể tới việc dẫn đầu một loạt các cuộc điều tra mới nhằm vào Tổng thống Donald Trump.

Và bà đã làm được, dù bị chế giễu vì đôi khi nói hớ, từng có tỷ lệ ủng hộ thấp và trở thành trung tâm chỉ trích của đảng Cộng hòa.

Trong quá khứ, việc gắn tên bà Pelosi với các ứng viên thất bại của đảng Dân chủ đã trở thành một công cụ hiệu quả cho đảng Cộng hòa, nhưng trong cuộc bầu cử giữa năm 2018 thì tình thế đã thay đổi.

Chủ tịch Hạ viện là một vị trí lập pháp được quy định trong Hiến pháp Mỹ. Chủ tịch Hạ viện chỉ xếp thứ 2 trong thứ tự kế nhiệm tổng thống, chỉ sau phó tổng thống, mặc dù tình huống cả 2 ghế này đều trống khó có khả năng xảy ra.

Ví dụ, tại Virginia, ứng viên sắp mãn nhiệm của đảng Cộng hòa David Brat đã nhắc tới bà Pelosi và chương trình nghị sự của bà 21 lần trong một cuộc tranh luận kéo dài 1 giờ và 30 phút.

Cuối cùng, đối thủ đảng Dân chủ của ông, Abigail Spanberger, đã đáp trả: "Tôi nghi ngờ rằng liệu Thượng nghị sĩ Brat có biết thành viên Dân chủ chủ mà ông đang cạnh tranh chạy đua là ai không… Tên tôi là Abigail Spanberger".

Bà Spanberger đã giành chiến thắng tại quận đó, một trong 40 thành viên đảng Dân chủ giành lại ghế từ phe Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ, giúp đảng Dân chủ có giành lại số ghế lớn nhất tại Hạ viện kể từ vụ bê bối Watergate vào những năm 1970.

Giờ đây, với việc trở lại ghế chủ tịch Hạ viện, bà Pelosi trở thành người phụ nữ quyền lực nhất trên chính trường Mỹ.

Quý bà quyền lực nhất nước Mỹ trở lại, thách thức Tổng thống Trump - Ảnh 3.

Bà Pelosi chứng kiến Tổng thống Bill Clinton ký một mệnh lệnh hành pháp tại Nhà Trắng vào năm 1993 (Ảnh: Getty)

Điều đó đánh dấu hành trình nổi bật của một người vốn là con út trong một gia đình có truyền thống làm chính trị ở Bờ Đông, tự khẳng định tên tuổi tại California và ghi dấu ấn trong đảng Dân chủ suốt 15 năm qua.

Những kỹ năng đó sẽ được kiểm chứng trong những ngày tới, khi Chủ tịch Hạ viện tương lai sẽ phải cân bằng các ưu tiên cạnh tranh cho đảng Dân chủ trong khi cũng phải đối mặt với những ngọn lửa đang lan tới từ phe của Tổng thống Trump.

Công chúng đã chứng kiến cuộc đối đầu như vậy hồi tháng 12 năm ngoái, khi ông Trump và bà Pelosi đã tranh cãi tại Nhà Trắng về việc cấp ngân sách cho bức tường biên giới. Đảng Dân chủ ca ngợi bà, nhưng với nhiều người khác, cuộc tranh cãi đó mới chỉ là bắt đầu.

Sẽ có sự phản đối về việc giám sát tích cực đối với Tổng thống, trong khi những người khác muốn có hành động pháp lý mà đảng Dân chủ có thể tiến hành. Đó là công thức cho sự mâu thuẫn nội bộ và báo hiệu con đường nguy hiểm phía trước đối với bà Pelosi.

Gần 80 tuổi vẫn làm việc phăm phăm

Bà Pelosi là sinh trưởng trong một gia đình 7 người con có truyền thống làm chính trị tại thành phố Baltimore, bang Maryland, nơi người cha Thomas "Big Tommy" D'Alesandro Jr là thị trưởng. Bà là con út và cũng là con gái duy nhất.

Bà Pelosi học đại học tại Washington, nơi bà gặp và kết hôn với nhà tài chính Paul Pelosi. Sau đó bà chuyển tới Manhattan và tiếp đến là San Francisco. Bà sinh 5 người con - 4 gái và 1 trai - chỉ trong 6 năm.

Năm 1976, bà Pelosi bắt đầu tham gia chính trị, sử dụng các mối liên hệ gia đình để giúp Thống đốc California khi đó là Jerry Brown tranh cử tổng thống để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ tại Maryland.

Bà Pelosi sau đó thăng tiến qua các vị trí của đảng Dân chủ và trở thành chủ tịch. Vào năm 1988, bà tranh cử vào quốc hội và giành chiến thắng.

Quý bà quyền lực nhất nước Mỹ trở lại, thách thức Tổng thống Trump - Ảnh 4.

Bà Pelosi tranh luận với Tổng thống Trump trong cuộc gặp tại Nhà Trắng ngày 11/12/2018 (Ảnh: Reuters)

Tại Hạ viện, bà Pelosi đã nỗ lực để khẳng định tên tuổi. Vì bà đại diện cho một quận của thành phố có cộng đồng người đồng tính đông đảo, bà đã xem việc gia tăng viện trợ cho nghiên cứu bệnh AIDS là một ưu tiên. Bà đã tham gia một cuộc đấu tranh kéo dài nhiều năm để biến một căn cứ quân sự đã đóng cửa tại San Francisco thành một công viên quốc gia.

"Mọi người đã lầm khi đánh giá thấp bà ấy trong nhiều năm", nhà báo Elaine Povich, người viết cuốn hồi ký năm 2008 về bà Pelosi, nói. "Đừng bao giờ đánh cược lại bà ấy. Pelosi là người làm việc chăm chỉ nhất, tổ chức tốt nhất và một người kiếm phiếu tuyệt vời".

Bà Pelosi từng là một trong những nhân vật cấp cao nhất phản đối mạnh mẽ nhất cuộc chiến của Mỹ tại Iraq vào năm 2003 và vào năm 2005 đã giúp ngăn chặn kêu gọi của Tổng thống George W. Bush về việc tư nhân hóa một phần chương trình về hưu an ninh xã hội của chính phủ.

Khi đảng Dân chủ giành thế đa số vào năm 2006 lần đầu tiên trong vòng 12 năm, bà trở thành lựa chọn hàng đầu cho vị trí chủ tịch Hạ viện và được các thành viên của đảng Dân chủ ủng hộ. Vào tháng 1/2007, bà đã làm nên lịch sử khi trở thành nữ chủ tịch Hạ viện đầu tiên. Nhưng 4 năm sau, đảng Dân chủ đã mất quyền kiểm soát Hạ viện.

Dù vậy, bà Pelosi vẫn cố gắng vượt qua những sóng gió chính trị, những thất bại bầu cử và đáp trả các thách thức từ chính các quan chức trong đảng để nắm giữ vị trí quan trọng một lần nữa.

Văn phòng rộng lớn của Chủ tịch Hạ viện, nằm ở khu mái vòm thuộc tòa nhà trụ sở quốc hội Mỹ, cho thấy sự danh giá của vị trí này. Căn phòng có ban rộng riêng nhìn ra tượng đài Washington.

Không giống Thượng viện, đảng chiếm đa số tại Hạ viện - do Chủ tịch dẫn đầu - có ảnh hưởng lớn tới tiến trình pháp lý.

Chủ tịch Hạ viện, các vị phó và các chủ tịch ủy ban thường quyết định dự luật nào được xem xét và bỏ phiếu. Họ thiết lập chương trình nghị sự và quyết định về các cuộc tranh luận. Nếu chủ tịch Hạ viện có được sử ủng hộ đa số - điều mà 2 năm qua đảng Cộng hòa khó làm được - tiến trình lập pháp trong Hạ viện có thể hoạt động trơn tru. Điều đó xảy ra lần cuối khi bà Pelosi làm Chủ tịch Hạ viện.

Từ năm 2009-2011, khi đảng Dân chủ có quyền kiểm soát thống nhất tại Quốc hội và Nhà Trắng, Hạ viện đã kích hoạt gói kích thích trị giá 840 tỷ USD sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Bà cũng ủng hộ dự luật ủng hộ liên đoàn và mua bán hạn ngạch ô nhiễm (vốn không được thông qua), cải cách tài chính và các một dự luật cấm phân biệt đối xử về giới trong thanh toán (đã được thông qua).

Bà cũng nỗ lực thúc đẩy Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe, vốn trở thành "cuộc chiến quyết định" trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Barack Obama, để Hạ viện thông qua và đưa lên tổng thống phê chuẩn.

Donna Edwards, một thành viên của Hạ viện từ bang Maryland, miêu tả về bà Pelosi trong các cuộc tranh luận về chăm sóc y tế vào năm 2009. "Trong các cuộc đàm phán này, tôi đã quan sát bà Pelosi, một nhà chiến thuật", bà viết trong một bài viết trên báo Washington Post.

"Bà đã tổ chức hàng loạt các cuộc họp, liên lục, cả ngày lẫn đêm. Bà đã thực hiện hàng loạt cuộc gọi - giữa Hạ viện với lãnh đạo Thượng viện, các bộ trưởng nội các và tổng thống", bà Edwards nhớ lại.

Tám tháng sau cuộc bỏ phiếu lần cuối, đảng Dân chủ đã mất 63 ghế tại Hạ viện và thế đa số, một phần vì sự tức giận của phe bảo thủ đối với kế hoạch cải cách y tế, và vai trò của bà Pelosi trong việc thúc đẩy nó được thông qua.

Bà Pelosi tưởng như đã bị "thất thế", trong khi đảng Cộng hòa thường xuyên chỉ trích bà kể từ đó. Đó cũng là một phần lý do khiến gần đây vào năm 2015 các nhà báo cho rằng bà có cơ hội trở thành chủ tịch Hạ viện một lần nữa.

Nhưng họ đã nhầm.

"Quý bà trong bộ đồ đỏ" sẽ đối đầu Tổng thống Trump

Quý bà quyền lực nhất nước Mỹ trở lại, thách thức Tổng thống Trump - Ảnh 6.

Bà Pelosi bước ra từ Nhà Trắng trong bộ đồ đỏ sau cuộc gặp với Tổng thống Trump ngày 11/12 (Ảnh: Alamy)

Có những thời điểm trong chính trị mà hình ảnh rất hợp với khoảnh khắc. Đó là tình huống xảy ra vào ngày 11/12, khi bà Pelosi bước ra từ Nhà Trắng trong chiếc áo khoác màu đỏ, đeo kính đen và phát biểu trước các phóng viên đang đứng chờ. Tương lai của bà, mà chỉ vài tháng trước đó còn chưa chắc chắn, một lần nữa lại tươi sáng.

Bà, cùng lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer, khi đó vừa kết thúc cuộc gặp với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng về vấn đề an ninh biên giới và cuộc khủng hoảng ngân sách của chính phủ.

Khi ông Trump ám chỉ rằng bà ông nhận được sự ủng hộ trong đảng của mình, bà đã đáp trả: "Ngài Tổng thống, đừng xem nhẹ sức mạnh mà tôi mang tới buổi họp này với tư cách là lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện, vốn vừa giành một chiến thắng lớn".

Bà Pelosi là thành viên của một đảng vốn có sự tham gia và ủng hộ mạnh mẽ của phụ nữ. 58% những người bỏ phiếu cho đảng Dân chủ tại Hạ viện là phụ nữ. Có 89 phụ nữ trong tổng cộng 235 thành viên của đảng Dân chủ tại quốc hội Mỹ.

Con số đó khác xa với thời khi bà Pelosi mới bước vào Quốc hội năm 1988, khi bà là một trong 24 phụ nữ trong quốc hội gồm 435 ghế.

Câu hỏi đặt ra là vì sao bà Pelosi có thể "sống sót" qua những thăng trầm chính trị? Bà không phải là một diễn giả hấp dẫn trước công chúng. Cách nói của bà không cuốn hút và những màn pha trò đôi khi cũng gây thất vọng.

Nhưng bà Pelosi lại giành được các lá phiếu mà chỉ một số người trong quốc hội giành được. Bà là một người rất giỏi tổ chức, cả trong cuộc sống lẫn công việc. Dù đã sắp 80 tuổi nhưng bà cho thấy dường như làm việc không mệt mỏi. Bà dậy lúc 5h30 sáng hàng ngày và làm việc tới tận đêm khuya. Bà ít khi nghỉ phép.

Có lẽ cũng vì những nỗ lực đó mà bà là một người gây quỹ rất giỏi. Từ năm 2002-2018, bà Pelosi đã gây quỹ 680 triệu USD cho đảng Dân chủ.

"Diễn thuyết không bao giờ là thế mạnh của bà ấy", nhà báo Elaine Povich nhận định. "Thế mạnh của bà ấy là một cuộc chơi bên trong, cuộc chơi liên minh, cuộc chơi tổ chức".

Trong những ngày tới, bà Pelosi chắc chắn sẽ đối mặt với hàng loạt thách thức. Bà phải cân bằng giữa một bên là phe Cộng hòa, một bên là phe Dân chủ của bà đang sôi sục ý định luận tội Tổng thống Trump.

Khi được hỏi gần đây về việc bà nhìn nhận thế nào về cuộc điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, câu trả lời của bà là một nghệ thuật  chính trị.

"Từ quan điểm của chúng tôi, điều chúng tôi quan tâm là đáp ứng mong mỏi của các gia đình lao động Mỹ", bà nói.

Đảng Dân chủ những ngày này dường như không muốn tìm kiếm tiếng nói chung với Tổng thống Trump. Rất có khả năng chính trường Mỹ 2 năm tới sẽ được định hình bởi sự bế tắc, xung đột và đối đầu giữa các đảng phái. Phần việc mà bà Pelosi đảm nhiệm sẽ rất quan trọng.

Bà Pelosi đã mất 8 năm để trở lại vị trí đó. Giờ là lúc để xem bà sẽ làm gì với nó.

An Bình:
Tổng hợp