1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Quốc hội Myanmar nhóm họp bầu chính phủ: Cơ hội và thách thức

(Dân trí) - Quốc hội mới của Myanmar, với 80% số ghế đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của nhà lãnh đạo Suu Kyi nắm giữ, ngày 1/2 đã họp phiên đầu tiên nhằm chuẩn bị ứng cử viên tổng thống và chuẩn bị nội các mới. Myanmar đang đứng trước cả cơ hội lẫn thách thức.


Lãnh đạo đảng NLD, bà Aung San Suu Kyi (Ảnh: Reuter)

Lãnh đạo đảng NLD, bà Aung San Suu Kyi (Ảnh: Reuter)

Theo kết quả sơ bộ của cuộc họp Quốc hội Myanmar, ông U Win Myint thuộc đảng NLD được bầu là chủ tịch Hạ viện và ông U Ti Khun Myat thuộc đảng Đoàn kết Thống nhất và Phát triển (USDP) làm phó chủ tịch. Đây là Quốc hội do dân bầu đầu tiên sau thắng lợi của đảng NLD do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo trong cuộc tổng tuyển cử lịch sử ngày 8/11/2015 ở cả lưỡng viện trong quốc hội.

Theo giới quan sát, cuộc tổng tuyển cử của Myanmar ngày 8/11/2015 là cuộc tổng tuyển cử, bầu cử tự do và công bằng đầu tiên của nước này trong 25 năm qua. Đã có hơn 6.000 ứng viên và 91 chính đảng dự tranh 498 ghế cho nhiệm kỳ 5 năm. Hai đảng dẫn đầu nổi trội là đảng USDP do quân đội hậu thuẫn và đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi.

Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá đảng NLD và nhà lãnh đạo Suu Kyi còn đối mặt với nhiều thách thức cũng như cơ hội trong việc điều hành đất nước Myanmar, đặc biệt là các vấn đề kinh tế, đối ngoại và hòa hợp dân tộc.

Còn đó những thách thức

Ngay sau khi đảng NLD thắng cử, các nhà phân tích tỏ ý quan ngại rằng, Myanmar sắp phải đối mặt với một khoảng trống “khó khăn” do không có quan hệ tốt với quân đội. Trong khi theo hiến pháp, quân đội nắm quyền bổ nhiệm các bộ quan trọng (quốc phòng, nội vụ, và vấn đề biên giới), đồng thời có quyền chuẩn y việc sửa đổi hiến pháp.

Mặt khác, quân đội còn ảnh hưởng to lớn đối với nền kinh tế Myanmar thông qua mạng lưới khổng lồ các tập đoàn kinh doanh thuộc quyền quản lý của quân đội nước này.

Theo giới phân tích, Myanmar đã bước sang một trang sử mới với nhiều khó khăn, nhất là về kinh tế, chính trị và đối ngoại. Chính sách mở cửa với nhiều lợi thế cho phát triển, nhưng cũng nhiều yếu tố phát sinh cản trở khiến con đường đi lên của Myanmar vẫn còn nhiều chông gai.

Ông Carlo Bonura thuộc Đại học London cho rằng, đảng NLD của bà Suu Kyi có chiến thắng áp đảo đến mấy, phía quân đội vẫn không để cho bà Suu Kyi trở thành Tổng thống của nước này.

Vấn đề hòa giải dân tộc mới chỉ là bước đầu, với một quốc gia có 135 dân tộc, hiện vẫn còn 7/15 nhóm vũ trang bất hợp pháp chưa ký kết thỏa thuận ngừng bắn. Vấn đề quan hệ đối ngoại sẽ trở thành vấn đề trung tâm chú ý của các nước, nhất là các nước láng giềng lớn.

thế giới chuyên gia cho rằng, đảng NLD của Suu Kyi tuy lãnh đạo cả lưỡng viện Quốc hội, nhưng chắc chắn sẽ phải có một chiến lược “thay đổi” khôn ngoan với nhiều bước quá độ, nhất là chính sách cân bằng lợi ích với các nước lớn để đi đến mục tiêu độc lập, dân chủ, công bằng thực sự cho người dân Myanmar.

Một thách thức đáng chú ý là bà Suu Kyi bị cấm đứng ra làm tổng thống vì bà có con mang quốc tịch Anh. Điều 59 của Hiến pháp Myanmar quy định: “Bất cứ ai kết hôn với một công dân nước ngoài hoặc con em là người nước ngoài, đều không thể lên làm Tổng thống và Phó Tổng thống”. Tuy nhiên, bà Aung San Suu Kyi vẫn nói rằng nếu đảng NLD giành chiến thắng, bà sẽ điều hành chính phủ mới ở Myanmar.

Quang Huy

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm