1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Quang cảnh Vatican vài giờ trước tang lễ Giáo hoàng

Quang cảnh xung quanh Vatican và cả thành Rome vào lúc này mang một sắc thái chưa từng có tiền lệ.

Hàng trăm ngàn người nằm la liệt trên các đường phố xung quanh Vatican, sẵn sàng tiến vào quảng trường Thánh Peter vào thời khắc quan trọng nhất với họ: bắt đầu tang lễ Giáo hoàng John Paul II.

 

Rome - pháo đài thực sự

 

Vatican đã chính thức đóng các cửa chính dẫn vào thánh đường Basilica chiều tối ngày 7/3, kết thúc quãng thời gian suốt 4 ngày dành cho tín đồ viếng thi hài Giáo hoàng.

 

 

Quang cảnh Vatican vài giờ trước tang lễ Giáo hoàng - 1
 

Trực thăng đã bắt đầu bay lượn rợp

trời Vatican.

Italia đã đóng cửa các sân bay ở trung tâm thủ đô Rome và huy động các lực lượng đặc nhiệm, hệ thống tên lửa phòng không và các chiến hạm dọc bờ biển để bảo vệ cho lễ tang, sẽ diễn ra đúng 15h chiều nay (giờ VN). Nhưng tới 11h trưa, các barier sẽ bắt đầu được dỡ bỏ và giáo dân có thể bắt đầu tiến vào Quảng trường.

 

Hệ thống tên lửa đất đối không Spada và Hawk đã được đặt khắp thành phố. Máy bay trực thăng đã bắt đầu bay lượn rợp trời Vatican vào lúc này. Các tàu chiến lầm lũi tuần tra dọc bờ Địa Trung Hải và khoảng 6.500 binh lính cùng các nhân viên an ninh đang căng mắt theo dõi mọi động tĩnh trên thành phố.

 

NATO cho biết sẽ điều phi đội đặc biệt có tên AWACS tới bảo vệ bầu trời thành Rome trong suốt thời gian nguyên thủ các nước còn ở lại tham dự lễ tang.

 

Tất cả các loại xe đã bị cấm tham gia giao thông trên các đường phố Rome. Hầu hết các văn phòng công sở, trường học và cửa hàng đã đóng cửa. 27 màn hình loại lớn được lắp đặt để truyền hình trực tiếp buổi lễ sẽ kéo dài 3 giờ này.

 

Các hoạt động rà soát bom mìn được tiến hành khẩn trương, liên tục. Tuy nhiên, công tác quan trọng nhất của tất cả các lực lượng trên vào lúc này là để mắt tới đám đông hàng triệu tín đồ đang háo hức chờ tang lễ cử hành.

 

"Cuộc xâm lăng" của các tín đồ Ba Lan

 

 

Quang cảnh Vatican vài giờ trước tang lễ Giáo hoàng - 2
 

Một tín đồ Ba Lan nằm ngoài

đấu trường cổ đại ở Rome.

Rome đã phải đối mặt với "cuộc xâm lăng" được báo trước của hàng triệu tín đồ đến từ Ba Lan, những người không quản ngại đường xa và công việc thường ngày, đã đến đây bằng đủ các loại phương tiện để vĩnh biệt người được cho là "đứa con vĩ đại của đất nước Ba Lan".

 

"Không quan tâm tới việc phải chen lấn giữa biển người chen chúc, không ngại mất ăn mất ngủ. Điều quan trọng là chúng tôi đã có mặt tại nơi này", một tín đồ Ba Lan nói.

 

Khoảng 2 triệu tín đồ Ba Lan sẽ cùng với tín đồ từ khắp nơi trên thế giới tạo thành một biển người khoảng hơn 4 triệu thực sự đang xâm chiếm mặt đất Rome - nơi tổng dân số chỉ có 3 triệu người.

 

Dịp hội ngộ hiếm hoi của những kình địch

 

Một số nhân vật quan trọng tham dự lễ tang

TTK LHQ Kofi Annan

TT Mỹ George W Bush

Thủ tướng Anh Tony Blair

TT Iran Mohammad Khatami

TT Brazil Lula da Silva

TT Palestine Ahmed Qurei

TT Pháp Jacques Chirac

Nhà lãnh đạo Đài Loan Trần Thuỷ Biển 

TT CH Congo Joseph Kabila

Chủ tịch EU Jose Manuel Barroso

Lễ tang vô hình chung đã mang những người chưa từng có ý định gặp mặt lại với nhau.

 

Lần này, dù muốn dù không, Tổng thống Mỹ Bush vẫn có cơ hội đứng gần ông Mohammad Khatami, Tổng thống Iran - một trong 6 nước bị liệt vào "trục ma quỷ" mới của chính quyền Mỹ. Ngoài ra, một loạt nguyên thủ các nước "đứng về phía bên kia so với Mỹ" cũng sẽ giáp mặt gia đình Bush và cựu Tổng thống Clinton.

 

Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe sẽ đối mặt với lãnh đạo các nước EU, những nước đã áp dụng lệnh cấm vận đi lại đối với chính phủ nước này với lý do gian lận bầu cử từ năm 2000.

 

Trong khi đó, người đứng đầu Đài Loan Trần Thuỷ Biển cũng bất ngờ tới với thánh địa của Thiên Chúa Giáo, bất chấp trước đó Vatican đã hé lộ ý định cắt quan hệ với Đài Loan để lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

 

 

Vietnamnet - Theo Reuters, BBC