1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Quân tiễu phạt phong tỏa Bộ Quốc phòng Ukraine

"Đạo quân tiễu phạt" đã sử dụng lốp xe của một ô tô điện chở khách để phong tỏa tòa nhà Bộ Quốc phòng Ukraine sau khi chính phủ Kiev ra lệnh chính thức giải tán Aidar – một đội quân tình nguyện bị buộc tội đã xâm phạm nhân quyền tại miền Đông Ukraine.

Đội quân tiễu phạt bao vây cổng vào của Bộ Quốc phòng Kiev
Đội quân tiễu phạt bao vây cổng vào của Bộ Quốc phòng Kiev

Hàng chục binh lính của lực lượng tiễu phạt này đã chặn chiếc xe điện và dùng nó để chặn cổng vào của tòa nhà. Sau đó, họ thu nhặt bánh xe và yêu cầu các nhà chức trách của bộ ra gặp mặt. Khi yêu cầu không được đáp ứng, phe biểu tình bắt đầu đốt lốp xe, trước khi hạ cờ Ukraine ở ngoài cổng xuống.

Đội quân tiễu phạt bao vây cổng vào của Bộ Quốc phòng Kiev
 
Đội quân tiễu phạt bao vây cổng vào của Bộ Quốc phòng Kiev

Yêu cầu gặp mặt không được đáp ứng, lính của đội quân này tức giận đốt cháy lốp xe trước cổng Bộ Quốc phòng
 
Trước đó, vào ngày 29/1, chính quyền Ukraine đã chính thức ra quyết định giải tán tiểu đoàn tiễu phạt Aidar gồm 400 quân tình nguyện viên. Sau động thái đó, Yulia Evdokimova – Thư ký báo chí của tiểu đoàn - tuyên bố những nhà lãnh đạo của họ đã bị “thanh trừng” và phát động cuộc biểu tình vào thứ bảy vừa qua.
 
Chính phủ đã nhanh chóng hồi đáp, cáo buộc những kẻ biểu tình là “phản quốc” và cho biết việc giải tán không ảnh hưởng đến những đoàn lính tiễu phạt khác. Các nhà chức trách khẳng định việc thực hiện biện pháp giải tán đội quân này chỉ nhằm mục đích “ngăn chặn sự tiếm quyền”, và đề phòng âm mưu đảo chính.
 
Vào tháng 9 năm ngoái, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã cáo buộc “đạo quân tiễu phạt” Aidar vi phạm các tội danh vi phạm nhân quyền, bao gồm những phi vụ bắt cóc, bắt giữ người trái phép, ăn trộm, tống tiền và hành quyết. Tuyên bố trên lần lượt được các tổ chức như Giám sát Nhân Quyền và OSCE khẳng định.
 
Đội quân tiễu phạt là đơn vị gồm hàng nghìn quân tình nguyện. Nhiều trong số này từng là các “cựu binh” từng tham gia phong trào Maidan. Các chiến binh chủ yếu nhận được sự hậu thuẫn, hỗ trợ từ các tổ chức dân sự cũng như các doanh nghiệp Ukraine.
 
Theo Hồng Hạnh (theo RT)