1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Quan hệ Trung-Triều ngày càng bấp bênh

Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) ngày 14-1 dẫn lời học giả Trung Quốc Diêm Học Thông, Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế đương đại thuộc ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc), ghi nhận quan hệ chính trị căng thẳng giữa Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên sẽ ngày càng bấp bênh hơn...

... Trừ phi Bình Nhưỡng thực thi đầy đủ các cam kết về giải trừ hạt nhân.
 
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-ul và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-ul và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) (ảnh: Koreal Herald)  

Học giả Diêm Học Thông nhận định quan hệ giữa Trung Quốc và đồng minh hiệp ước duy nhất là CHDCND Triều Tiên đã cho thấy các dấu hiệu mâu thuẫn với nhau khi Trung Quốc thường xuyên bày tỏ thất vọng đối với CHDCND Triều Tiên từ sau lần Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ ba hồi tháng 2-2013.

Liên minh giữa Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên thường được mô tả là quan hệ máu thịt bởi hai nước đã từng sát cánh với nhau trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Tuy nhiên, theo học giả Diêm Học Thông, hiện nay quan hệ Trung Quốc-CHDCND Triều Tiên lại không gần gũi bằng quan hệ Trung Quốc-Hàn Quốc.

Cùng ngày, báo Korea Herald (Hàn Quốc) dẫn lời học giả Diêm Học Thông cho rằng Trung Quốc sẽ hoan nghênh một bán đảo Triều Tiên thống nhất trong trường hợp quân đội Mỹ rời khỏi bán đảo Triều Tiên sau khi hai miền Triều Tiên thống nhất.

Liên quan đến câu hỏi về lập trường của Trung Quốc đối với một bán đảo Triều Tiên thống nhất, học giả Diêm Học Thông nhận định: “Ai sẽ là người lo sợ nhất khi bán đảo Triều Tiên thống nhất? Nếu CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc thống nhất, sẽ không có quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc. Như vậy, sẽ là vô lý nếu nói Trung Quốc đang cố ngăn chặn thống nhất hai miền Triều Tiên”.

Báo Korea Herald ghi nhận bất chấp quan hệ chính trị căng thẳng giữa Trung Quốc với Triều Tiên, có rất ít nhà phân tích tin rằng Trung Quốc sẽ gây đủ áp lực khiến Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân bởi việc này có thể dẫn tới chế độ Triều Tiên sụp đổ và gây nguy hại đến lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

Giới chức Mỹ và Hàn Quốc cũng thúc giục Trung Quốc làm nhiều hơn nữa trong việc đưa ra áp lực cần thiết để Triều Tiên nhận ra Bình Nhưỡng không còn lựa chọn nào khác ngoài từ bỏ tham vọng hạt nhân và tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế. Theo các nhà phân tích, Trung Quốc có thể không hoan nghênh bán đảo Triều Tiên thống nhất nhưng do Hàn Quốc lãnh đạo bởi sự kiện này có thể dẫn đến hình thành một chính phủ do Mỹ hậu thuẫn.

Theo Duy Khang
Pháp luật TPHCM