1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Quan hệ Cuba - Mỹ: Dòng chảy thăng trầm của lịch sử

(Dân trí) - Mối quan hệ thăng trầm giữa Cuba và Mỹ dường như lại gặp thêm “sóng gió” sau khi Tổng thống Donald Trump mới đây tuyên bố sẽ xóa bỏ một phần di sản của chính quyền tiền nhiệm trong việc bình thường hóa quan hệ với Havana sau nửa thế kỷ cấm vận.

Ngày 1/1/1959: Cách mạng Cuba thành công sau khi lãnh tụ Fidel Castro (phải) và các đồng đội lật đổ chế độ độc tài Fulgencio Batista và nắm quyền kiểm soát đất nước. Hai ngày sau đó, Mỹ tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba.
Ngày 1/1/1959: Cách mạng Cuba thành công sau khi lãnh tụ Fidel Castro (phải) và các đồng đội lật đổ chế độ độc tài Fulgencio Batista và nắm quyền kiểm soát đất nước. Hai ngày sau đó, Mỹ tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba.

Ngày 16/4/1961: Lãnh tụ Fidel Castro tuyên bố xây dựng Cuba theo đường lối xã hội chủ nghĩa. Sau đó, các phần tử Cuba lưu vong do Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hậu thuẫn đã tiến hành cuộc đổ bộ hòng xâm chiếm Vịnh Con Lợn, song kế hoạch này đã bị thất bại. Trong ảnh: Lãnh tụ Fidel Castro trong phiên tòa xét xử công khai các phần tử bị bắt trong vụ xâm lược Vịnh Con Lợn.
Ngày 16/4/1961: Lãnh tụ Fidel Castro tuyên bố xây dựng Cuba theo đường lối xã hội chủ nghĩa. Sau đó, các phần tử Cuba lưu vong do Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hậu thuẫn đã tiến hành cuộc đổ bộ hòng xâm chiếm Vịnh Con Lợn, song kế hoạch này đã bị thất bại. Trong ảnh: Lãnh tụ Fidel Castro trong phiên tòa xét xử công khai các phần tử bị bắt trong vụ xâm lược Vịnh Con Lợn.

Tháng 10/1962: Mỹ phát hiện Liên Xô triển khai tên lửa hạt nhân tới Cuba, khiến quan hệ Mỹ - Liên Xô rơi vào căng thẳng và đứng trên bờ vực chiến tranh. “Ngòi nổ” căng thẳng được tháo gỡ sau khi Nga đồng ý đưa tên lửa ra khỏi Cuba và Mỹ cũng đồng ý không bao giờ xâm chiếm Cuba, đồng thời bí mật rút tên lửa ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Trong ảnh: Cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy ký sắc lệnh cấm vận chuyển vũ khí tấn công tới Cuba trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba ngày 23/10/1962.
Tháng 10/1962: Mỹ phát hiện Liên Xô triển khai tên lửa hạt nhân tới Cuba, khiến quan hệ Mỹ - Liên Xô rơi vào căng thẳng và đứng trên bờ vực chiến tranh. “Ngòi nổ” căng thẳng được tháo gỡ sau khi Nga đồng ý đưa tên lửa ra khỏi Cuba và Mỹ cũng đồng ý không bao giờ xâm chiếm Cuba, đồng thời bí mật rút tên lửa ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Trong ảnh: Cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy ký sắc lệnh cấm vận chuyển vũ khí tấn công tới Cuba trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba ngày 23/10/1962.

Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10/1980, khoảng 125.000 công dân Cuba đã được chính phủ cho phép tới Mỹ.
Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10/1980, khoảng 125.000 công dân Cuba đã được chính phủ cho phép tới Mỹ.


Tháng 12/1991: Trong bối cảnh Liên Xô sụp đổ và Mỹ thắt chặt cấm vận thương mại, Cuba rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.

Tháng 12/1991: Trong bối cảnh Liên Xô sụp đổ và Mỹ thắt chặt cấm vận thương mại, Cuba rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.

Từ tháng 4-9/1994: Hơn 35.000 người đã vượt biển, di cư từ Cuba sang Mỹ trên những con thuyền ọp ẹp.
Từ tháng 4-9/1994: Hơn 35.000 người đã vượt biển, di cư từ Cuba sang Mỹ trên những con thuyền ọp ẹp.

Tháng 3/1999: Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đồng ý tổ chức các cuộc thi đấu giao hữu giữa đội tuyển bóng chày hai nước, đánh dấu lần đầu tiên một đội bóng chày Mỹ được thi đấu tại Cuba kể từ năm 1959. Trong ảnh: Lãnh tụ Fidel Castro trao đổi với đội bóng chày Mỹ trước khi thi đấu với đội tuyển bóng chày Cuba.
Tháng 3/1999: Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đồng ý tổ chức các cuộc thi đấu giao hữu giữa đội tuyển bóng chày hai nước, đánh dấu lần đầu tiên một đội bóng chày Mỹ được thi đấu tại Cuba kể từ năm 1959. Trong ảnh: Lãnh tụ Fidel Castro trao đổi với đội bóng chày Mỹ trước khi thi đấu với đội tuyển bóng chày Cuba.

Năm 2002: Sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001, một phần của căn cứ hải quân vịnh Guantanamo (Cuba), vốn được mở cửa từ năm 1903, đã được Mỹ biến thành nơi giam giữ các nghi phạm khủng bố toàn cầu.
Năm 2002: Sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001, một phần của căn cứ hải quân vịnh Guantanamo (Cuba), vốn được mở cửa từ năm 1903, đã được Mỹ biến thành nơi giam giữ các nghi phạm khủng bố toàn cầu.

Năm 2004: Sau khi cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush tái đắc cử, cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice cáo buộc Cuba là một trong những “tiền đồn chuyên chế” trên thế giới. Sau đó, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John R. Bolton tiếp tục liệt Cuba vào nhóm “trục ma quỷ” của Mỹ, đẩy quan hệ hai nước thời kỳ này rơi vào căng thẳng. Trong ảnh: Cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush.
Năm 2004: Sau khi cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush tái đắc cử, cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice cáo buộc Cuba là một trong những “tiền đồn chuyên chế” trên thế giới. Sau đó, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John R. Bolton tiếp tục liệt Cuba vào nhóm “trục ma quỷ” của Mỹ, đẩy quan hệ hai nước thời kỳ này rơi vào căng thẳng. Trong ảnh: Cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush.

Ngày 10/12/2013: Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro bắt tay tại lễ tưởng niệm cố lãnh đạo Nam Phi Nelson Mandela.
Ngày 10/12/2013: Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro bắt tay tại lễ tưởng niệm cố lãnh đạo Nam Phi Nelson Mandela.

Ngày 15/1/2015: Dưới thời cựu Tổng thống Obama, Mỹ đã nới lỏng một loạt các biện pháp cấm vận Cuba, trong đó có việc mở rộng các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch và tài chính giữa hai nước sau nhiều năm siết chặt.
Ngày 15/1/2015: Dưới thời cựu Tổng thống Obama, Mỹ đã nới lỏng một loạt các biện pháp cấm vận Cuba, trong đó có việc mở rộng các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch và tài chính giữa hai nước sau nhiều năm siết chặt.

Ngày 14/8/2015: Thủy quân lục chiến Mỹ lần đầu tiên kéo quốc kỳ Mỹ tại đại sứ quán Mỹ ở Cuba sau 54 năm, với hy vọng mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Ngày 14/8/2015: Thủy quân lục chiến Mỹ lần đầu tiên kéo quốc kỳ Mỹ tại đại sứ quán Mỹ ở Cuba sau 54 năm, với hy vọng mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Ngày 21/3/2016: Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có chuyến thăm lịch sử tới Cuba và đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ đương nhiệm tới Cuba kể từ năm 1928.
Ngày 21/3/2016: Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có chuyến thăm lịch sử tới Cuba và đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ đương nhiệm tới Cuba kể từ năm 1928.

Ngày 31/8/2016: Chuyến bay thương mại chở khách đầu tiên từ Mỹ đã hạ cánh xuống sân bay ở thành phố Santa Clara, miền trung Cuba sau hơn một nửa thế kỷ. Đây là dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc trong quan hệ song phương giữa hai nước.
Ngày 31/8/2016: Chuyến bay thương mại chở khách đầu tiên từ Mỹ đã hạ cánh xuống sân bay ở thành phố Santa Clara, miền trung Cuba sau hơn một nửa thế kỷ. Đây là dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc trong quan hệ song phương giữa hai nước.

Ngày 16/6/2017: Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo một số điều chỉnh trong chính sách với Cuba, bao gồm việc thắt chặt các quy định về du lịch của người Mỹ tới Cuba cũng như hạn chế đáng kể các doanh nghiệp Mỹ làm ăn với các doanh nghiệp Cuba do quân đội kiểm soát. Động thái trên được cho là xóa bỏ một phần di sản của chính quyền tiền nhiệm trong việc bình thường hóa quan hệ với Cuba sau nửa thế kỷ cấm vận.
Ngày 16/6/2017: Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo một số điều chỉnh trong chính sách với Cuba, bao gồm việc thắt chặt các quy định về du lịch của người Mỹ tới Cuba cũng như hạn chế đáng kể các doanh nghiệp Mỹ làm ăn với các doanh nghiệp Cuba do quân đội kiểm soát. Động thái trên được cho là xóa bỏ một phần di sản của chính quyền tiền nhiệm trong việc bình thường hóa quan hệ với Cuba sau nửa thế kỷ cấm vận.

Thành Đạt

Ảnh: Reuters