1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Quân đội Nga: Thử nghiệm một "diện mạo mới" - Kỳ 2

Như là kết quả của việc tái định hướng từ chiến đấu trên quy mô lớn sang các cuộc xung đột cục bộ, vào năm 2008-2012, quân đội Nga đã được biến đổi thành “các lực lượng sẵn sàng thường trực”.

Theo đó, lực lượng này được cấu thành từ các lữ đoàn dựa trên đơn vị và tổ đội sẵn sàng thường trực hiện có đã được củng cố sức mạnh bằng binh sỹ từ các đơn vị và tổ đội bị cắt giảm và nòng cốt.

Binh sĩ quân đội Nga diễu binh trên Quảng trường Đỏ năm 2013. (
Binh sĩ quân đội Nga diễu binh trên Quảng trường Đỏ năm 2013. (Ảnh: AFP-TTXVN)

Khi ngày càng nhiều lữ đoàn được triển khai, số lượng của chúng vượt quá số đơn vị và lực lượng sẵn sàng thường trực tồn tại trước đó. Các cải cách này đã cắt giảm gần một nửa số trung đoàn và lữ đoàn trong quân đội, với các cắt giảm lớn nhất xảy ra ở phần châu Âu của nước này.

Ở Quân khu Moskva “cũ”, 50 tiểu đoàn xe tăng và bộ binh cơ giới được triển khai đã giảm xuống còn 22 vào năm 2010. Các đơn vị lục quân ở biên giới với Ukraine đã được rút gần như hoàn toàn khỏi danh sách quân đội thường trực với việc giải tán Sư đoàn xe tăng số 10 (sư đoàn chỉ có duy nhất trung đoàn bộ binh cơ giới số 6) ở khu vực Voronezh và Kursk mà ở đó chỉ còn lại một kho dự trữ để triển khai Lữ đoàn xe tăng số 1.

Những sự cắt giảm này được cho là để bù đắp cho việc thành lập một lữ đoàn tác chiến trên không mới ở Smolensk được trang bị máy bay trực thăng, nhưng việc này đã không bao giờ được thực hiện.

Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. (
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. (Ảnh: Rianovosti)

Về cơ bản, người ta có thể nói về sự suy yếu chưa từng thấy sức mạnh của lục quân Nga ở các khu vực trung tâm và ở biên giới phía Tây của nước này.

Điều này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu điều chỉnh lại phần nào vào năm 2013 khi Sư đoàn bộ binh cơ giới Taman số 2 và Sư đoàn xe tăng Kantemir số 4 (trước đây là các lữ đoàn) được tái triển khai bên ngoài thủ đô Moskva, nhưng cả hai sư đoàn này đã và vẫn chỉ còn một nửa sức mạnh.

Cuộc cải cách quân đội giai đoạn 2008-2012 đã làm giảm sút năng lực chiến đấu của Nga ở các khu vực phía Tây của nước này, điều cho thấy rằng cho đến cuộc khủng hoảng Ukraine (hay ít nhất là cho đến năm 2013), giới lãnh đạo chính trị-quân sự đã cho rằng xung đột vũ trang và các hoạt động chiến đấu quy mô lớn ở khu vực châu Âu của nước này (với ngoại lệ là vùng Caucasus) gần như không thể xảy ra.

Đồng thời, sự thay đổi của Moskva hướng tới hoạt động trong các cuộc xung đột có giới hạn thu hút nhiều sự chú ý hơn vào lực lượng cơ giới và tác chiến đặc biệt.

Kết quả là, Lực lượng không vận đã không chỉ tránh được sự cắt giảm nhân lực mà họ còn giữ được cả các sư đoàn và tăng cường sức mạnh của mình. Các lực lượng tác chiến đặc biệt cũng đã bắt đầu xây dựng và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Tàu đổ bộ của hải quân Nga. (
Tàu đổ bộ của hải quân Nga. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Công cuộc hiện đại hóa các đơn vị không quân đã bắt đầu nhanh chóng và đi kèm với việc mua sắm số lượng lớn máy bay trực thăng mới. Cuối cùng, vào đầu năm 2012, nhà lý luận cải cách, Tổng Tham mưu trưởng Tướng Nikolai Makarov đã ra lệnh thành lập Bộ Tư lệnh các Lực lượng Tác chiến Đặc biệt và Bộ Tư lệnh Không gian mạng.

Bộ Tư lệnh các Lực lượng Tác chiến Đặc biệt được quan niệm là “một lực lượng có mục đích siêu đặc biệt” được cho  cuối cùng sẽ mở rộng lên 9 lữ đoàn giải quyết một loạt rộng lớn các nhiệm vụ.

Nhìn chung, những gì đã được thực hiện kể từ năm 2008 có thể được xem là cuộc cải cách quân đội đầy tham vọng, nhất quán và hiệu quả nhất trong các nước hậu Xôviết.

Sự đổi hướng mang tính quyết định từ quân đội được động viên theo truyền thống đã cho phép Nga tạo ra các lực lượng thường trực và có khả năng sẵn sàng cao thích nghi tốt để hoạt động ở khu vực hậu Xôviết. Cơ cấu và tư thế này đã được bộ chỉ huy quân sự mới mà người đứng đầu là ông Sergei Shoigu duy trì.

Phong cách của ông là những đợt kiểm tra đột xuất trên quy mô lớn đòi hỏi các quân khu mới phải đề phòng và sẵn sàng hành động ngay lập tức.

Ngoài giá trị tham khảo, các cuộc kiểm tra này đem lại cho Bộ Quốc phòng một cơ chế hiệu quả để đặt một số lượng lớn binh sỹ trong tình trạng báo động và tiến hành động viên một phần. Cơ chế này đã được sử dụng liên tục vào năm 2004 như là một hình thức gây áp lực cho Ukraine.

Những sự đầu tư lớn vào nhân lực và huấn luyện chiến đấu đã đem lại hiệu quả to lớn vào năm 2014 với một quân đội mạnh mẽ hơn và các binh sỹ tài giỏi hơn, đặc biệt là các sỹ quan.

Chiếc xe tăng của quân đội Nga thể hiện uy lực. (
Chiếc xe tăng của quân đội Nga thể hiện uy lực. (Ảnh: AFP-TTXVN)

Một nhân tố tích cực khác là đã có được một số lượng lớn sỹ quan với kinh nghiệm thực chiến trong cuộc chiến Chechnya, các hoạt động chống khủng bố ở vùng Bắc Caucasus và nhiều cuộc xung đột cục bộ ở các nước hậu Xôviết.

Ngoài ra, nhiều cuộc diễn tập đã được tổ chức ở mọi cấp độ, gồm cả các cuộc diễn tập chiến lược theo thường lệ, các phương pháp đào tạo và huấn luyện chiến đấu mới được đưa vào áp dụng, và nhiều binh sỹ có trình độ cao được tuyển mộ.

Các vũ khí và quân trang hạng nặng được chế tạo kể từ năm 2007 đã cải thiện đáng kể tình trạng vật tư và thiết bị của quân đội, chủ yếu là trong Không quân và các đơn vị hàng không của quân đội.

(còn tiếp)

Theo TTK/baotintuc.vn