1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Phương Tây lo Nga đánh NATO từ lưỡi dao Kaliningrad

Các chuyên gia phương Tây cho rằng các căn cứ Hải quân của Nga đặc biệt là Kaliningrad là mối đe dọa tiềm tàng đối với các nước vùng Baltic và NATO.

Các chuyên gia phương Tây đang tích cực thảo luận về vai trò và tầm quan trọng của Kaliningrad, trong đó, theo ý kiến của họ Nga nhất định sẽ tiếp tục sử dụng căn cứ này trong tương lai để gây bất ổn cho các nước cộng hòa Baltic, biến Kaliningrad thành bàn đạp cho các cuộc đụng độ với phương Tây.


Nguồn ảnh : www.trave-l.ru

Nguồn ảnh : www.trave-l.ru

Tartus - Crimea - Kaliningrad

Các chuyên gia phương Tây đang cố gắng để thống nhất các quy tắc chung trong cuộc xung đột ở phía đông nam Ukraina và cuộc khủng hoảng ở Syria có liên quan đến Nga, để phân tích khả năng xảy ra cuộc xung đột với các nước Baltic thông qua vùng Kaliningrad thuộc Nga, và tìm ra các dẫn chứng cáo buộc Nga có “hành động xâm lược”.

Theo quan điểm của họ, quân đội và căn cứ Hải quân Nga tại thành phố Tartus của Syria được sử dụng làm cơ sở cho Hạm đội Địa Trung Hải, đồng thời làm căn cứ cho Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol.

Kaliningrad được bao quanh bởi biên giới các nước thành viên NATO, nó là căn cứ chính của Hạm đội Baltic của Nga sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Như vậy, ba căn cứ của Hải quân của Nga nằm khá cách xa nhau - cụ thể là, ở Syria, Crimea và Kaliningrad.

Chỉ có các căn cứ Hải quân thứ tư và thứ năm tại Vladivostok và Murmansk, Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Biển Bắc là Nga được phép sử dụng trực tiếp, nhanh chóng.

Theo các chuyên gia, sức mạnh Hải quân của Nga phụ thuộc rất nhiều vào các căn cứ hải quân ở Sevastopol, Tartus và Kaliningrad.

Các chuyên gia đã đi đến kết luận rằng, Nga đang cố gắng để chiếm lĩnh một cảng biển ở Mariupol để có một đường biển thuận tiện và nhanh chóng đến Crimea.

Đồng thời họ cũng không quên thông báo rằng, trong năm tới Nga sẽ ra vào Crimea trực tiếp thông qua cây cầu mà không cần bất kỳ một Mariupol nào, việc xây dựng cây cầu đó là một bước nhảy vọt.

Từ tất cả những nhận xét này, họ nhanh chóng chuyển hướng sang Kaliningrad, trong đó, theo ý kiến ​​của các chuyên gia, Kaliningrad sẽ là bàn đạp cho cuộc xâm lược tiềm tàng của Nga đối với các quốc gia vùng Baltic, và sau đó là NATO.

Việc trang bị “Iskander” cho căn cứ này

Nguyên nhân các chuyên gia kết luận như vậy là vì Nga đã chuyển tổ hợp “Iskander” tới khu vực Kaliningrad, chúng có khả năng tiêu diệt mục tiêu không chỉ ở các nước vùng Baltic, mà còn đến Thụy Điển, Ba Lan và thậm chí là cả Đức.

Các chuyên gia cũng nhận định, đây là một động thái mang tính chính trị nhằm phô trương sức mạnh, và là hành động rất đáng báo động nhằm bày tỏ bất bình trước việc NATO tiến sát biên giới Nga, đồng thời liên quan những bất đồng đang gia tăng giữa Nga với Mỹ và NATO về vấn đề Syria và Crimea.

Tổ hợp tên lửa Iskander là loại tên lửa đạn đạo-chiến thuật có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tầm bắn 500km, có độ chính xác cao và có quỹ đạo chuyển động linh hoạt, đồng thời có khả năng “tàng hình” trước hệ thống định vị vô tuyến của đối phương.

Iskander có thể tiêu diệt các mục tiêu như các tổ hợp tên lửa, tên lửa và pháo tầm xa, máy bay và trực thăng trên tàu sân bay, các trung tâm chỉ huy và trung tâm thông tin liên lạc.

Cuối cùng các chuyên gia kết luận rằng, ông Putin chắc chắn sẽ sử dụng Kaliningrad và phần biển Baltic không đóng băng làm nền tảng và sẽ là mối đe họa trực tiếp cho các nước vùng Baltic và NATO.

Trong kết luận của mình, họ cho rằng Nga nguy hiểm hơn nhiều so với các nước Hồi giáo IS, và cần phải gom tất cả sức mạnh của phương Tây vào việc “chế ngự kẻ xâm lược”.

Theo Nguyễn Giang

Báo Đất Việt