1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

"Phòng vệ tập thể quan trọng ngang cải cách Minh Trị"

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ví việc thay đổi chính sách an ninh theo đó cho phép Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ tập thể có tầm quan trọng ngang với những thay đổi chấn động thời Minh Trị - những thay đổi đã khai sinh ra nước Nhật hiện đại.

Theo Jiji Press, trong khi phát biểu trước các quan chức cấp cao đảng Dân chủ Tự do, ông Abe nói: “Phòng vệ tập thể có tầm quan trọng ngang cải cách Minh Trị”. Tuy nhiên, ông Abe không nói rõ nguồn gốc của nhận định này.

Khi được đề nghị giải thích về so sánh của ông Abe, Phó chánh văn phòng nội các Katsunobu Kato đã tỏ ra ngần ngại, nhưng không phủ nhận rằng ông Abe có đưa ra so sánh này. Ông Kato nói: “Tôi từ chối bình luận về việc này… vì lời của ông Abe không được nói công khai trước dư luận trên diện rộng cũng như không được ghi âm. Tuy nhiên, thủ tướng có nói trong vài dịp khác nhau, trong đó có cuộc họp báo hôm qua, rằng chúng tôi sẽ bảo vệ mạng sống của người dân và hòa bình cho dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa”.

Ông Abe đã ví phòng vệ tập thể có ý nghĩa quan trọng ngang với cải cách Minh Trị.

Ông Abe đã ví phòng vệ tập thể có ý nghĩa quan trọng ngang với cải cách Minh Trị.

Cải cách Minh Trị năm 1868 đánh dấu sự ra đời của Nhật Bản hiện đại, chấm dứt hơn 2 thế kỷ tồn tại của chế độ phong kiến áp dụng chính sách ngăn cấm giao thương với nước ngoài và bế quan tỏa cảng.

Thủ tướng Abe đưa ra so sánh trên ngày 1/7 sau khi thông báo rằng quân đội Nhật Bản, tức Lực lượng Phòng vệ, sẽ có quyền tham chiến để bảo vệ đồng minh. Từ năm 1972 đến nay, theo Điều 9 Hiến pháp, chính phủ Nhật Bản luôn giữ quan điểm rằng nước này không được phép dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế.

Trước đó, nội các Nhật Bản đã thông qua nghị quyết diễn giải lại hiến pháp, theo đó cho phép Lực lượng Phòng vệ nước này có thể hành động quân sự nếu người dân Nhật Bản gặp mối đe dọa rõ ràng do Nhật Bản hoặc các nước đồng minh bị tấn công vũ trang.

Nghị quyết đã được thông qua bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của người dân Nhật Bản và của hai nước láng giềng Trung Quốc, Hàn Quốc.

Trước làn sóng biểu tình của người dân, ông Abe đã phải trấn an dư luận, nói rằng sự thay đổi này là một bước cập nhật cần thiết để bảo vệ Nhật Bản tốt hơn trong một khu vực mà Trung Quốc ngày càng hiếu chiến và Triều Tiên liên tục phóng tên lửa về phía biển Nhật Bản.

Theo Thùy Dương