1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Phiên bản bí ẩn của “rồng lửa” S-400 bất ngờ lộ diện

(Dân trí) - Một tờ báo của Bộ Quốc phòng Nga bất ngờ đăng tải hình chụp của vũ khí được cho là phiên bản bí ẩn của hệ thống phòng không S-400 vì có những thay đổi và chỉnh lý so với tổ hợp vẫn thường xuất hiện trước đây.

Phiên bản bí ẩn của “rồng lửa” S-400 bất ngờ lộ diện
Phiên bản bí ẩn của “rồng lửa” S-400 bất ngờ lộ diện - 1

Phiên bản khác lạ của tổ hợp phòng không S-400 (Ảnh: Krasnaya Zvezda)

Krasnaya Zvezda, tờ báo thuộc Bộ Quốc phòng Nga, đã đăng tải một bức chụp bệ phóng S-400 với hình dáng khác lạ. Thay vì cấu tạo truyền thống gồm 4 ống phóng tên lửa lớn xếp theo hình móng ngựa lộn ngược, bệ phóng S-400 trong bức ảnh có thêm 4 ống chứa tên lửa nhỏ ở bên trái.

Thông tin được đăng tải nhân dịp Nga và Serbia tổ chức cuộc tập trận phòng không chung mang tên “Slavic Shield 2019”. Cuộc diễn tập có sự tham gia của lực lượng phòng thủ tới từ 2 nước sử dụng các hệ thống như S-400, Pantsir-S để thực hiện các bài đáp trả tấn công từ đối thủ giả định tại khu huấn luyện Ashuluk, khu Astrakhan, miền nam Nga.

Bài báo của Krasnaya Zvezda không đề cập tới hình dáng khác lạ của bệ phóng S-400. Mặc dù vậy, bức ảnh do báo trên đăng tải, cùng với đoạn video do đài truyền hình Zvezda ghi lại đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia quân sự.

Theo Viện Phân tích Kỹ thuật và Chiến lược tại Moscow, ống phóng truyền thống nhiều khả năng chứa tên lửa 48N6 (tầm bắn 250 km), trong khi đó 4 ống phóng nhỏ bên cạnh có thể mang tên lửa dẫn đường tầm ngắn hơn 9M96 (tầm bắn 12-120km).

Moscow từng triển khai hoán đổi 2 loại tên lửa này trong các triển lãm trước đây. Tuy nhiên, đây là hình ảnh đầu tiên cả 2 loại tên lửa đều xuất hiện cùng lúc trên một hệ thống được ghi lại làm dấy lên đồn đoán rằng đây có thể là phiên bản mới của S-400.

Nga được cho đang trang bị S-400 tại ít nhất 41 tiểu đoàn pháo binh- tên lửa với hàng trăm bệ phóng triển khai khắp các quân khu trên lãnh thổ nước này nhằm bảo vệ vùng không phận.

S-400 Triumf (NATO gọi là SA-21 Growler) được coi là hệ thống phòng thủ tầm xa tiên tiến nhất, có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không trung trong phạm vi trên 400 km, bao gồm các loại máy bay, tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu là 4,8km/s.

Đức Hoàng

Theo Sputnik