1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Phát ngán với du khách Trung Quốc

Tháng 10-2014, hướng dẫn viên Linda Li dẫn đoàn du khách Trung Quốc tham quan nước Đức và “chết lặng” trước cách cư xử không mấy lịch sự của họ.

Khi chuyến tham quan dừng tại một trạm thu phí đường cao tốc gần TP Frankfurt, Đức vào một buổi chiều mùa thu tháng 10, cô Li gợi ý cho các du khách người Trung Quốc rằng họ có thể sử dụng nhà vệ sinh với giá 0,7 euro/lần (6,62 HKD).

Tuy nhiên, hướng dẫn viên sửng sốt khi nghe thấy một vài du khách càu nhàu về việc họ đi vệ sinh ở Trung Quốc cùng lắm là mất 0,63 HKD. Sau đó, các nam du khách Trung Quốc tìm chỗ kín đáo để “giải quyết nỗi buồn”.

Trước tình huống không ngờ đến, cô Li chỉ biết lắc đầu và quay đi. Chưa dừng lại ở đó, người hướng dẫn viên kỳ cựu còn nhìn thấy một người đàn ông ăn mặc bảnh bao đi tiểu tiện ngay giữa thanh thiên bạch nhật. “Tôi đã chết lặng. Họ từ chối trả 0,7 euro trong khi chuyến đi trị giá hàng nghìn euro” – Li kể lại.

 
Vụ du khách Trung Quốc hắt nước nóng và mỳ vào mặt tiếp viên. Ảnh: SCMP

Vụ du khách Trung Quốc hắt nước nóng và mỳ vào mặt tiếp viên. Ảnh: SCMP

Nhiều trường hợp cư dân địa phương bị mất thu nhập vì… khách Trung Quốc. Nguyên nhân là du khách ở các quốc gia khác quay lưng khi biết du khách Trung Quốc sẽ đến những địa điểm mà họ định ghé.

Theo Cục Quản lý Du lịch quốc gia Trung Quốc (CNTA), tính đến tháng 11-2014 có khoảng 100 triệu người Trung Quốc đi du lịch ở nước ngoài. Con số này nhiều hơn năm 2013 (98,2 triệu người). Trong đó, Hồng Kông và Macau là 2 điểm đến ưa thích của du khách đại lục, sau đó tới châu Âu và châu Phi.

Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc (LHQ), cho biết Trung Quốc đã vượt qua Đức và Mỹ về chi tiêu của khách du lịch ở nước ngoài. Cụ thể, Trung Quốc chi 128,6 tỉ USD chi phí du lịch năm 2013, trong khi Mỹ là 104,7 USD và Đức là 91,4 tỉ USD. Năm 2014, Trung Quốc cũng dẫn đầu về các khoản chi tiêu trong lĩnh vực này.

Thừa tiền nhưng cách cư xử của du khách Trung Quốc ở nước ngoài lại “thiếu và yếu” trầm trọng, mặc dù bộ phận này là thiểu số nhưng cũng khiến Bắc Kinh phải đề ra luật du lịch mới vào tháng 10-2013, ban đầu chấn chỉnh lĩnh vực du lịch trong nước và trách nhiệm của công dân Trung Quốc khi hành xử nơi công cộng ở nước ngoài.

Theo P.Nghĩa
Người lao động/ SCMP