1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Phát hiện loài ếch có khả năng giao tiếp bằng siêu thanh

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện một giống ếch Trung Quốc có khả năng giao tiếp bằng siêu thanh, tai của chúng giống như một kênh radio có tác dụng nhận ra các tạp âm có bước sóng ngắn.

Điều này làm cho giống ếch có tai lõm trong hình trở thành loài động vật duy nhất cho đến thời điểm này có khả năng bẩm sinh kiểm soát những tần số âm thanh mà chúng nghe thấy bằng cách đóng mở các bộ phận của tai.

 

Đồng tác giả của công trình nghiên cứu, tiến sỹ Albert Feng thuộc trường Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, Hoa Kỳ cho biết: “Phát hiện này bác bỏ tất cả những gì chúng ta đã biết về hệ thống thính âm của ếch.”

 

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện rằng loài ếch nhỏ sống gần những dòng suối chảy siết và các thác nước ồn ào ở miền Trung của Trung Quốc đã thích nghi với môi trường sống ồn ào bằng cách lọc các tạp âm khi chúng muốn nghe tiếng gọi của bạn tình hoặc tiếng kêu của kẻ thù.

 

Ếch có tai lõm là loài động vật lưỡng cư duy nhất có khả năng tạo ra tiếng kêu siêu âm có sóng âm cao hơn mức độ giới hạn nghe thấy của con người. Tính đến nay mới chỉ có dơi và cá heo được cho rằng có khả năng đặc biệt này.

 

Đầu năm nay, Feng và các cộng sự của mình đã có một báo cáo khoa học với nội dung ếch đực có thể khu biệt âm thanh với độ chính xác không thường xuyên để quyến rũ ếch cái trong khi tạo ra siêu thanh mời gọi bạn tình. Các nghiên cứu tiếp theo về khả năng thính giác của loài động vật lưỡng cư này chỉ ra rằng màng nhĩ của ếch cũng rung lên một số lần để đáp lại các siêu âm. Điều này đã khiến cho nhóm nghiên cứu bất ngờ bởi vì tất cả các loài ếch khác có màng nhĩ luôn đáp lại các kích thích âm thanh bằng một cách giống nhau.

 

James Saunders, một chuyên gia thính âm thuộc trường Đại học Pennsylvania nhận xét: “Cơ chế này thực sự có một không hai trong vương quốc động vật.” Ông cũng chỉ ra rằng con người cũng có thể “lắng nghe một cách chọn lọc” các âm khác nhau. Ví dụ, con người có thể tách riêng âm của đàn piano ra khỏi các nhạc cụ khác trong dàn nhạc giao hưởng.

 

Nhưng hệ thính âm lắng nghe có chọn lọc ít xuất hiện ở người nếu có cũng chỉ là kỹ năng của một số người nhất định. Nó đòi hỏi các nơ-ron thần kinh trong não đón nhận các âm đến từ các hướng nhất định. Ngược lại, giống ếch Trung Quốc này đã tiến hóa mũ da che tai để lọc các âm có một dãy tần số nhất định.

 

Ngọc Dung

Theo Nationalgeographic