1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Pháp chiếu phim Cách mạng Maidan, thảm sát Odessa, tố cáo Mỹ-Ukraine

Bộ phim tài liệu Pháp về Maidan và vụ thảm sát ở Odessa đã gây tiếng vang lớn trong công luận, tố cáo phương Tây-Ukraine trong cuộc chính biến tháng 2-2014.

Thảm sát Odessa : Đạo diễn Pháp cho thấy nguyên vẹn bi kịch

Đạo diễn người Pháp Paul Moreira đã thực hiện bộ phim tài liệu nói về những sự kiện bi thảm xảy ra tại Odessa hồi tháng 5-2014, khi hơn 40 người thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa phái ủng hộ chính quyền mới ở Kiev và phe ủng hộ chính quyền hợp Hiến của cựu Tổng thống Yanukovych.

Bộ phim tài liệu "Ukraine: Chiếc mặt nạ cách mạng" đã được trình chiếu trên kênh truyền hình Pháp Canal+ vào ngày thứ Hai - 1/2/2016, mặc dù ̣đại sứ quán Ukraine ở Pháp đã yêu cầu kênh truyền hình này không được công chiếu bộ phim “vì nó quá thật”.

Đạo diễn Paul Moreira kể rằng ông đã "phỏng vấn mấy chục nhân chứng trực tiếp của sự kiện", thu thập đầy đủ dữ kiện và hình ảnh thực tế để "lọc bỏ sự cường điệu hay dối trá từ phía những đối tượng tấn công thảm sát, cũng như từ phía các nạn nhân".

Theo quan điểm của đạo diễn Moreira, báo chí Ukraine và phương Tây phản ánh không chính xác về quy mô của thảm kịch Odessa và tính chất của sự kiện này.

"Khi tôi bắt đầu cuộc điều tra ở Ukraine, tôi đau lòng phát hiện ra rằng hành vi tàn bạo như thú dữ ở Odessa hồi tháng 5-2014 dường như bị lặng lẽ chìm xuồng… Là một thành phố lớn tại trung tâm châu Âu, trong thế kỷ thứ 21, thế mà có chuyện công nhiên đốt cháy giết hại 45 con người!" - vị đạo diễn Pháp nhấn mạnh.

Bộ phim tài liệu Ukraine: Chiếc mặt nạ cách mạng được coi là sự thể hiện chân thực về cuộc cách mạng dân chủ ở Ukraine
Bộ phim tài liệu "Ukraine: Chiếc mặt nạ cách mạng" được coi là sự thể hiện chân thực về cuộc cách mạng dân chủ ở Ukraine

Theo lời đạo diễn, cuộc điều tra "trái với quan niệm thông thường" của phương Tây của ông đã gặp phải thái độ thù địch của chính quyền Kiev, cũng như của cả một số nhà báo phương Tây, trong đó có cả nhà báo Pháp.

Ông kể rằng, trên một trang web bằng tiếng Ukraine có những kẻ đã gọi ông là “tên khủng bố” hay “kẻ làm việc cho tình báo Nga". Đồng thời cũng đã có những sức ép rất lớn để cấm bộ phim được công chiếu. Còn đại sứ Ukraine thậm chí còn gây áp lực với kênh “Canal+” - đạo diễn Moreira chia sẻ.

Đạo diễn Pháp bị cáo buộc là đã “phóng đại vai trò của các thành viên dân tộc chủ nghĩa Ukraine trong cuộc xung đột”, cũng như "ảnh hưởng của Hoa Kỳ với việc thay đổi chính thể" ở Kiev.

Ngoài ra, việc Moreira hướng sự tập trung của bộ phim vào các nạn nhân, cũng không phải là “chi tiết hợp khẩu vị” với tất cả mọi người.

"Trong phim tôi quả thực đã dành lời cho người mẹ của một gia đình đã mất đi đứa con trai 17 tuổi. Khi tin được rằng cuộc phỏng vấn mà tôi thực hiện dành cho bộ phim sẽ không bị cắt xén, người mẹ đau khổ ấy nói rằng, phương Tây không hề quan tâm đến số phận của cư dân ở đây" - đạo diễn Moreira hồi tưởng.

Quảng trường Độc Lập (Maidan) trước và sau cuộc biểu tình bạo loạn
Quảng trường Độc Lập (Maidan) trước và sau cuộc biểu tình bạo loạn

Có những nhà phê bình cũng đã phản bác khẳng định của đạo diễn phim rằng thủ lĩnh đảng “Ukraine Tự do” Oleg Tyagnibok - nhân vật trung tâm tại các cuộc biểu tình phản đối trên quảng trường Maidan hồi mùa đông 2013-2014, "chính là một thành viên của phong trào tân phát-xít".

Tác giả bộ phim "Ukraine: Chiếc mặt nạ cách mạng" giải thích, nhà sáng lập đảng xã hội-dân tộc Tyagnibok đã nhiều lần tuyên cáo rằng, ông ta muốn “giải phóng đất nước khỏi băng đảng mafia Do Thái-Moscow”. “Chẳng lẽ điều này không nhắc bạn nhớ tới cái gì hay sao?” - đạo diễn Pháp đặt câu hỏi.

"Nếu xét về truyền thông toàn cầu, thì rõ ràng là công chúng không hề biết gì về vai trò của các nhóm tân phát-xit ở Ukraine, cũng như về sự kiện tàn bạo vô nhân tính ở Odessa. Và tình trạng đó diễn ra bởi thực tế lịch sử không được phản ánh đầy đủ và khách quan" - đạo diễn Moreira kết luận.

Ukraine không ngăn nổi bộ phim, làm dậy sóng dư luận

Trước ngày bộ phim tài liệu "Ukraine: Chiếc mặt nạ cách mạng" lên sóng, chính quyền Kiev đã lên tiếng yêu cầu kênh truyền hình Pháp Canal + không được chiếu ở nước này bộ phim tài liệu về cuộc điều tra các sự kiện ở Maidan và vụ thảm sát ở Odessa.

Trên trang Facebook chính thức của mình, Đại sứ quán Ukraine ở Pháp đã bày tỏ thất vọng với ý định của kênh truyền hình Pháp Canal +, trình chiếu bộ phim tài liệu "Ukraine: Chiếc mặt nạ cách mạng" của nhà báo Pháp Paul Moreira.

Theo tuyên bố của cơ quan đại diện ngoại giao cho chính quyền Kiev ở Pháp, bộ phim này không nên được công chiếu bởi nó “đã bóp méo các sự kiện thực tế” trong cuộc “Cách mạng Cam” trên quảng trường “Độc Lập” (Maidan) ở thủ đô Kiev mùa xuân năm 2014.

Đại sứ quán Ukraine còn đưa ra đề nghị là họ sẽ tự chọn để truyền hình Pháp chiếu những bộ phim tài liệu về các sự kiện diễn ra trong nước. Đồng thời, cuộc điều tra của nhà báo Pháp bị giới chức Ukraine gọi là “một tài liệu tuyên truyền, được quay trong bối cảnh những thông tin sai lạc tồi tệ nhất”.

Như trong phần mô tả bộ phim nêu rõ, tác giả bộ phim đã cố gắng tìm hiểu và truyền đạt đến công dân các nước phương Tây “sự thật về vụ bi kịch xảy ra ở Nhà Công đoàn Odessa ngày 2-5-2014”, cũng như “vai trò của Mỹ và phương Tây trong các sự kiện ở Ukraine”.

Các phần tử cực hữu đã đốt chết 45 người trong tòa nhà công đoàn Odessa
Các phần tử cực hữu đã đốt chết 45 người trong tòa nhà công đoàn Odessa

Nhà báo Pháp Paul Moreira cũng cho biết rằng, trong quá trình làm phim, ông đã từng gặp gỡ các đại diện của các tiểu đoàn tình nguyện Ukraina "Azov" và "Pravyi Sector" và được họ kể cho nghe những sự thật mà bấy lâu truyền thông Ukraine và phương Tây đã “ém nhẹm” đi.

Sau khi bộ phim được công chiếu, nó đã trở thành quả bom trong công luận, rất nhiều khán giả đã gửi lời cảm ơn tác giả bộ phim đã cho họ thấy sự thật bị che giấu về cuộc cách mạng dân chủ ở Ukraine và cụ thể hơn là những gì đã diễn ra ở Quảng trường Độc Lập và sự kiện bi thảm ở Odessa.

Ngay cả trên Internet, bộ phim tài liệu này cũng được người xem ủng hộ rộng rãi.

Một khán giả bình luận rằng, đây là một cuộc điều tra xuất sắc, đập tan huyền thoại về cái gọi là “sự cao thượng của phương Tây và sự hèn hạ của phương Đông ở Ukraine".

Một người khác thì thốt lên: "Cuối cùng, cũng xuất hiện một bộ phim chỉ ra hai khía cạnh của cuộc chiến ở Ukraine, nơi hóa ra chúng ta đã làm bạn với các phần tử phát xít. Thật là quá khủng khiếp!".

"Bây giờ mới biết là đất nước chúng tôi đang ủng hộ những tên phát xít có vũ trang ở Ukraine, do Hoa Kỳ giật dây" - một ý kiến khác bất bình nói.


Nhiều bình luận cho rằng, đây là bộ phim chân thực nhất về Maidan và Ukraine

Nhiều bình luận cho rằng, đây là bộ phim chân thực nhất về Maidan và Ukraine

Tác giả bộ phim "Ukraine: Mặt nạ cuộc cách mạng" là nhà làm phim tài liệu nổi tiếng người Pháp Paul Moreira. Hơn 15 năm qua, ông đã làm những thước phim tài liệu mang tính chân thực ở nhiều điểm nóng của thế giới như Iraq, Somalia, Afghanistan, Israel...

"Ukraine: Mặt nạ cuộc cách mạng" kể về những sự kiện diễn ra vào tháng 2 năm 2014, xuyên suốt từ vụ biểu tình lật đổ chính quyền Yanukovych trên quảng trường Maidan đến bi kịch thảm sát những người phản đối chính quyền lâm thời thân phương Tây ở Nhà Công đoàn Odessa.

Phim tài liệu đã thu thập được nhiều video, phỏng vấn nhiều nhân chứng và tái hiện chi tiết đến từng phút về sự kiện các phần tử phát xít mới Ukraine đã đốt chết 45 người biểu tình chống chính quyền tại Odessa - sự kiện đã bị chính quyền Kiev ém nhẹm và điều tra lấy lệ.

Bộ phim tài liệu như một phóng sự điều tra được phát trên kênh truyền hình Canal+ của Pháp. Trước giờ chiếu, Kiev đã có những phản ứng gay gắt, Đại sứ quán Ukraine đòi gỡ phim khỏi chương trình, nhưng kênh truyền hình Pháp đã thẳng thừng khước từ đề nghị này.

Theo Nhật Nam

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm