1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Phản đối tàu hải giám Trung Quốc đóng ở Hoàng Sa

Ngày 9/3, một đội tàu Hải giám Trung Quốc (CMS) đã chính thức đồn trú tại cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà thực chất bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Tàu hải giám Trung Quốc (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Tàu hải giám Trung Quốc (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
THX còn dẫn lời Yang Zhong, phó chỉ huy đội tàu trên, ngang nhiên tuyên bố đơn vị này sẽ thực hiện các nhiệm vụ tuần tra và giám sát định kỳ, còn Zhang Weijian, quan chức thuộc hạm đội Nam Hải của CMS, nhấn mạnh: “Động thái này có nghĩa là CMS đã tăng cường sự quản lý hành chính đối với các vùng biển Tam Sa, và trên thực tế bao quát toàn bộ Biển Nam Trung Hoa" (tức Biển Đông).
 
Đây là hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, tiếp theo nhiều hoạt động xâm phạm gần đây.
 
Cái gọi là "thành phố Tam Sa" (đơn vị hành chính bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cả Việt Nam) được Trung Quốc ngang nhiên thành lập trên đảo Phú Lâm của Việt Nam vào tháng 7/2012, bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế.
 
Ngày 7/3 vừa qua, Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động tại các khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị  nêu rõ như vậy  khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc vừa qua một số tàu hải tuần của Trung Quốc thực hiện tuần tra tại Biển Đông, trong đó có khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
 
“Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động tại các khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và chúng tôi kiên quyết phản đối,” người phát ngôn nhấn mạnh tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao./.

Theo Vietnam+

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm