1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Osprey Nhật và "Bò rừng" Trung Quốc: Cuộc đua tốc độ ở Hoa Đông?

Trung Quốc, Nhật và Mỹ đang tìm mọi cách tăng cường tiềm lực để triển khai vũ khí quanh quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông.

Máy bay trực thăng cánh xoay Osprey của Mỹ triển khai tại Nhật.

Máy bay trực thăng cánh xoay Osprey của Mỹ triển khai tại Nhật.

Ổn định trong khu vực Đông Bắc Á và trên biển Hoa Đông xoay quanh một cuộc chạy đua vũ trang sẽ sớm xuất hiện cùng lúc với các cuộc giao tranh bán quân sự giữa Nhật Bản, Trung Quốc về việc ai sẽ kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Vào lúc này, cuộc đua tranh giành quyền kiểm soát chủ yếu giữa các tàu của lực lượng tuần tra ven biển Trung Quốc và Nhật Bản, và phải mất vài ngày để triển khai trên biển. Tuy nhiên, Trung Quốc lúc này lại đang phát triển các phương tiện để điều động lực lượng tới các đảo trên chỉ trong vòng vài giờ, chứ không phải vài ngày. Nếu như Trung Quốc giành được thế chủ động trong cuộc đua vũ trang này, đó sẽ là một cơ may lớn để họ sử dụng vũ lực nhằm chiếm các đảo và sau đó thiết lập một tầm nhìn đối với quần đảo Sakashima mang tính chiến lược hấp dẫn hơn ở gần đó.

Tuy nhiên, vào lúc này thì thế thượng phong vẫn trong tay Mỹ khi mà Washinton vừa mới hoàn tất việc bước đầu triển khai 24 máy bay cánh xoay MV-22B Osprey của lực lượng Thủy quân Lục chiến tới căn cứ Futenma ở đảo Okinawa.

Loại máy bay vô song này có cánh xoay và động cơ ngay ở đuôi cánh, có thể cất cánh như trực thăng thông thường, và sau đó di chuyển với vận tốc 280 dặm/giờ, mang theo trên 24 binh sĩ hoặc 6 tấn hàng hóa trong một phạm vi vừa đủ để tới quần đảo đang tranh chấp. Nếu hoạt động hết công suất, 24 chiếc MV-22B tại căn cứ Futenma có thể mang tới 500 quân hoăc khoảng 140 tấn vũ khí và vật liệu tới Senkaku/Điếu Ngư hay quần đảo Sakashima trong vòng chỉ một giờ.

Hãng tin Kyodo hôm 17/9/2003 có dẫn lời chỉ huy hiện nay của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ tại Okinawa là Tướng John Wissler nói với Thống đốc Okinawa Hirokazu Nakaimu về máy bay Osprey: “Loại máy bay này có thể tới quần đảo Senkaku trong trường hợp chúng ta cần bất kỳ sự hỗ trợ nào trong hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật”.

Trung Quốc ngay lập tức cũng tăng tốc. Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã nhận được những chiếc tàu đệm không khí cỡ lớn Zubr (Bison – ‘Bò rừng’) do Ukraina sản xuất. Những mẫu đầu tiên nhận được hồi tháng Năm đang trải qua giai đoạn chỉnh sửa cuối cùng ở Thượng Hải. Ít nhất thì Trung Quốc vẫn còn ba chiếc tàu nữa nhưng họ có thể xây dựng các phiên bản nội địa về sau.

‘Bò mộng’ Zubr ban đầu được Liên Xô phát triển nhằm giúp hải quân của họ có khả năng đổ bộ nhanh chóng lên các quốc gia NATO dọc biển Baltic. Zubr/Bison có thể mang theo 500 binh sĩ hoặc trên 150 tấn vũ khí, quân trang với tốc độ 66 dặm/giờ. Chỉ cần bốn chiếc tàu Zubr/Bison, PLAN có thể đưa khoảng 2000 quân hoặc trên 600 tấn vũ khí tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chỉ trong vòng năm giờ đồng hồ, hoặc tới đảo Miyako-jima khoảng 6-7 giờ với tải trọng ít hơn.

Nếu thực sự có một cuộc đua tốc độ giữa Osprey của Nhật và Bison của Trung Quốc thì việc ai đến đích (Senkaku/Điếu Ngư) trước sẽ khiến mọi việc hoàn toàn thay đổi, vì nếu như không có lợi thế gây bất ngờ thì với số vũ khí tương xứng, bất kỳ ai ở thế phòng thủ cũng có thể gây thiệt hại rất lớn tới các trặc thăng hay tàu đổ bộ tiếp cận đảo sau đó.

Nhưng cục diện sau cùng cũng còn phụ thuộc vào kết quả của các trận đánh dữ dội trên không và trên biển quanh quần đảo này. Lúc này, tính ưu việc trong tác chiến của máy bay thế hệ thứ năm F-22A của hãng Lockheed-Martin của Mỹ và tàu ngầm tấn công trang bị hạt nhân lớp Virgnina đang tạo ra sự vượt trội hơn, cho phép củng cố khả năng phòng ngự, nhưng điều này có thể thay đổi nhanh chóng nếu như không quân Trung Quốc gia tăng nhanh chóng số lượng chiến đấu cơ thế hệ thứ tư, theo sau đó là các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, đặc biệt là khi Bắc Kinh quyết định không kích trước. Số tàu khu trục phòng không của Hải quân Trung Quốc ngày một nhiều hơn, chẳng hạn như loại 052D cũng có thể khiến ưu thế của Nhật và Mỹ bị suy chuyển.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có thể chiếm ưu thế trước nếu như họ phát triển thành công loại máy bay cánh xoay vốn là tham vọng được theo đuổi suốt thập kỷ qua, hay còn được gọi là dự án thiết kế trực thăng Cá voi xanh – có thể mang theo 20 tấn hàng và bay với tốc độ trên 300 dặm/giờ và phạm vi chiến đấu trong bán kính 500 dặm.

Về phía Tokyo và Washington, để Nhật nắm giữ quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhằm chứng tỏ cho Bắc Kinh rằng họ không thể sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển. Mặt khác, việc này lại giúp cho lực lượng Mỹ - Nhật có nhiều đảo để lựa chọn làm căn cứ hơn nhằm đối phó với lực lượng hải quân và không quân tăng mạnh của Trung Quốc.
 
Tàu đệm không khí cỡ lớn Zubr, còn gọi là Bison.

Tàu đệm không khí cỡ lớn Zubr, còn gọi là Bison.

Tuy nhiên, với thực tế hiện nay Lầu Năm Góc đang phải cắt giảm ngân sách quốc phòng, Mỹ có khả năng phải bước qua ranh giới giữa cái ‘cần thiết’ và ‘sự xa xỉ không cần thiết’ để đáp ứng các chương trình cấp bách. Nếu thiếu đi khả năng như vậy thì hậu quả có thể sẽ xảy ra.

Vì khi thiếu các phương tiện để đưa các lực lượng ngăn chặn đổ bộ tới các đảo vào thời gian cần thiết, Nhật sẽ phải nghĩ đến việc mà họ bất đắc dĩ mới phải làm, đó là quân sự hóa các đảo này. Tokoy đã tính đến khả năng triển khai các tên lửa đạn đạo tầm ngắn khoảng 500km để bảo vệ các đảo xa. Tất nhiên, tên lửa thì bay nhanh hơn trực thăng Osprey. Nhưng việc này cũng có mặt trái là khiến cho Trung Quốc có động cơ và lý do để tăng cường thêm quân đội.

Cho dù hướng tới châu Á nhiều hơn, nhưng vẫn còn một thực tế không dễ chịu gì cho Washington là muốn ngăn cản được Bắc Kinh về mặt quân sự, thì Mỹ cần phải dẫn đầu trong một cuộc chạy đua vũ trang về nhiều mặt. Tại biển Hoa Đông, cuộc đua vũ trang này và những hàm ý của nó đang định hình khá là nhanh chóng.

Theo Lê Thu
Vietnamnet/Diplomat

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm