1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Tranh luận tổng thống Mỹ lần 3

Obama liên tục chế giễu Romney trong “trận chiến cuối cùng”

(Dân trí) - Một Tổng thống Obama hăng hái đã chế giễu chính sách của đối thủ đảng Cộng hòa Romney “dàn trải” trong cuộc tranh luận về chính sách ngoại giao ngày hôm nay, cáo buộc ông nói những điều không đúng và ủng hộ những chính sách “sai trái”.

 
Obama-Romney bước vào “trận chiến” cuối cùng
Obama và Romney trong "trận chiến" cuối cùng

Obama và ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa đã “đấu khẩu” về chương trình hạt nhân Iran, Mùa Xuân Ả rập, Libya và Syria, và thỉnh thoảng trong cuộc tranh luận đề cập đến cả kinh tế trong nước khi cả hai cùng muốn phá vỡ thế sít sao trong chặng đua nước rút vào Nhà Trắng.

 

Tổng thống Obama, được đánh giá là nhà lãnh đạo mạnh mẽ trong các cuộc thăm dò gần đây, cho biết Romney đã thay đổi quan điểm về chính sách đối ngoại liên tục và cảnh báo đối thủ thiếu kiên định cần có của một vị tổng tư lệnh của nước Mỹ.

 

“Về hàng loạt vấn đề, Trung Đông, Afghanistan, hay Iraq, Iran, ông đều chỉ đặt trên giấy”, Obama cho biết trong cuộc tranh luận với chủ đề chính sách ngoại giao tại Florida.

 

Và ông công khai giễu Romney trước những tuyên bố mà ông cho rằng đưa lực lượng vũ trang Mỹ tới mức không được thấy từ đầu thế kỷ 20.

 

“Ngài đã đề cập đến hải quân, và chúng ta có ít tàu hơn chúng ta đã có vào năm 1916. Ồ, thống đốc, chúng ta có ít ngựa và lưỡi lê hơn bởi bản chất quân đội của chúng ta đã thay đôi”, Obama cho biết, với khản giả cười ồ.

 

“Chúng ta có những thứ được gọi là tàu sân bay, nơi máy bay có thể hạ cánh. Chúng ta có những tàu có thể đi dưới nước, tàu ngầm hạt nhân.

 

Vì vậy câu hỏi không phải là trận chiến của chiến hạm, nơi chúng ta có thể đếm được tàu. Đó là khả năng của chúng ta là gì”.

  

Trước đó, ông Remney mở màn cuộc tranh luận với cáo buộc nước Mỹ dưới lãnh đạo của Tổng thống Obama đã cho phép “thủy triều hỗn loạn dâng lên” quét khắp Trung Đông.

 

Romney nhấn mạnh đến số thường dân thiệt mạng ở Syria, tổ chức Anh em Hồi giáo nắm quyền ở Ai Cập, sự trỗi dậy của các chi nhánh al-Qaeda tại Bắc Phi, chương trình hạt nhân Iran và cuộc tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Libya vào tháng trước là những ví dụ về sự “hỗn loạn” mà chính quyền Obama cho phép bao trùm khắp khu vực.

 

Tuy nhiên ông Obama đáp lại với cáo buộc chính sách không thống nhất về Iraq và Afghanistan của Romney, sẽ dẫn đến “lãnh đạo sai lầm và bất cẩn”.

 
Nhập khẩu chính sách thời Chiến tranh Lạnh 
 
Tổng thống Obama mỉa mai ông vui mừng vì Romney đã nhận ra mối đe dọa do al-Qaeda gây ra, và nhắc đối thủ nhớ rằng hồi đầu năm nay thống đốc bang Massachusetts đã coi Nga là đối thủ địa chính trị số một của Mỹ. Ông Obama cho rằng ứng cử viên đảng Cộng hòa đang tìm cách đưa Mỹ trở lại quan điểm Chiến Tranh Lạnh đã bị từ bỏ từ lâu khi cho rằng Nga là đối thủ địa chính trị số một của Mỹ.

 

“Chiến Tranh Lạnh đã đi qua 20 năm qua”, Obama cho biết và nhìn thẳng vào Romney khi họ ngồi cùng bàn với người dẫn dắt cuộc tranh luận Bob Schieffer. “Khi nói về chính sách đối ngoại của ngài, ngài dường như muốn nhập khẩu chính sách đối ngoại của những năm 1980.”

 

Trong khi đó ông Romney, không muốn tạo sai lầm để làm hỏng những gì ông đã đạt được gần đây khi thu hút thêm được người ủng hộ sau cuộc tranh luận vòng 1, cho biết chính sách của Obama đối với Trung Đông và Bắc Phi không ngăn chặn được đe dọa trỗi dậy của al-Qaeda tại khu vực.

 

“Tấn công tôi không nằm trong chương trình nghị sự. Tấn công tôi không phải là cách tôi đối phó với các thách thức ở Trung Đông”, ông cho hay.

 

Ông nhấn mạnh ông cũng đã gọi thách thức hạt nhân của Iran là mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất của Mỹ.

  

Khi nói về Nga, Romney chỉ trích Obama vì bình luận ông đã đưa ra đối với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ở cuối nhiệm kỳ của ông khi micro vẫn bật rằng ông sẽ “linh hoạt hơn” sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào 6/11 tới. Ông Romney cho biết thay vì thể hiện “linh hoạt” với Tổng thống Nga Putin hiện nay, “Tôi sẽ trao ông ấy thêm áp lực”.
 
Đấu khẩu về “đe dọa lớn nhất” của nước Mỹ
 

Hai đối thủ Nhà Trắng đã bất đồng về mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ, khi ông Obama chọn các mạng lưới củng bố, trong khi Romney chọn chương trình hạt nhân của Iran.

 

Tuy nhiên, ngay sau khi gọi tên mối đe dọa lớn nhất, cả hai ứng viên đều nhanh chóng chuyển sang chủ đề Trung Quốc, nhấn mạnh hành động họ sẽ đưa ra để cân bằng “cuộc chơi” cạnh tranh trước đối thủ kinh tế ngày càng lớn mạnh.

 

“Về Trung Quốc, Trung Quốc vừa là đối thủ và cũng là một đối tác tiềm năng trên trường quốc tế, nếu họ tuân thủ theo luật”, ông Obama tuyên bố sau khi nhận được cái gật đầu nhanh của người dẫn dắt.

 

“Vì vậy quan điểm của tôi khi nắm quyền là chúng ta sẽ thuyết phục Trung Quốc chơi cùng luật chơi như mọi người khác”, ông Obama cho biết thêm và cáo buộc Romney đã không phản đối việc xuất khẩu việc làm của Mỹ sang các trung tâm sản xuất của Trung Quốc.

 

Trong khi đó, Romney hầu như không trả lời câu hỏi liên quan đến mối đe dọa lớn nhất, mà bắt đầu bằng câu trả lời về kinh tế, sau đó chuyển nhanh qua Iran trước khi tuyên bố “Chúng ta hãy nói về Trung Quốc”.
 

Romney nhắc lại cam kết rằng nếu ông đắc cử, ông sẽ tuyên bố Trung Quốc là kẻ lưu manh tiền tệ trong ngày đầu tiên nhậm chức, cáo buộc Bắc Kinh cho đồng Tệ thấp giả tạo để ồ ạt nhập khẩu hàng hóa rẻ.

 

Khi được Bob Schieffer hỏi liệu động thái đó có gây ra một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Romney chỉ đến thâm thủng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đã đứng ở mức gần 300 tỷ USD vào năm ngoái.

 

“Đã rõ là ai không muốn một cuộc chiến thương mại. Đó là bên yên lặng. Họ đang chiến thắng”.

 

Ông Romney cho rằng tranh chấp thương mại với Trung Quốc không chỉ nằm ở tỉ giá tiền tệ. Song ông Romney cho rằng Mỹ và Trung “không phải nhất thiết là đối thủ dưới mọi hình thức”. “Tôi muốn một mối quan hệ tốt với Trung Quốc. Trung có thể là đối tác của chúng ta. Nhưng đó không có nghĩa là họ có thể lấn lướt chúng ta, ăn cắt việc làm của chúng ta trên những cơ sở không công bằng”, Romney nhấn mạnh.

 

“Trận chiến” cuối cùng kéo dài 90 phút, diễn ra tại đại học Lynn ở Boca Raton, Florida. Khi còn 15 ngày nữa là tới ngày bầu cử, Florida là một trong những bang dao động chính (bang chưa quyết định bầu cho ứng cử viên nào), với 29 phiếu cử tri đoàn, nên Florida đóng vai trò quan trọng cho chiến thắng của các ứng cử viên.
 
Người dẫn chương trình TV kỳ cựu Bob Schieffer của đài CBS News dẫn dắt cuộc tranh luận và giới bình luận cho biết việc dẫn dắt của ông ngày hôm nay cũng được theo dõi sát. Hai người dẫn dắt trước là Candy Crowley của CNN và Jim Lehrer của PBS đều bị chỉ trích hoặc can thiệp quá nhiều hoặc quá ít vào cuộc tranh luận.
 

Hai đối thủ đã bám đuổi sát nút trong các cuộc thăm dò trên cả nước Mỹ sau khi ông Romney bật lên nhờ thể hiện tốt hơn ông Obama tại cuộc tranh luận đầu tiên vào đầu tháng 10. Sau cuộc tranh luận lần hai, ông Obama giành lại được lợi thế hơn so với Romney và giờ đây kết quả cuộc tranh cử sắp tới sẽ phụ thuộc vào các bang dao động.

 

Vũ Quý