1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Obama hối thúc phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển sẽ có ích cho việc giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông nếu được các nhà lập pháp Mỹ phê chuẩn.


Tổng thống Mỹ Obama tại trường West Point.

Tổng thống Mỹ Obama tại trường West Point.

Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ, phát biểu trong lễ tốt nghiệp hồi tuần trước tᶡi học viện quân sự West Point, Tổng thống Obama cho rằng Mỹ khó có thể thúc đẩy cho việc tìm kiếm một giải pháp ở Biển Đông vì chính bản thân Washington tự đặt mình ra ngoài những luật lệ áp dụng cho mọi nước khác.

“Việc kêu gọi TruŮg Quốc giải quyết những vụ tranh chấp biển đảo của họ dựa theo Công ước Luật Biển trở nên khó khăn hơn vì Thượng viện Mỹ không phê chuẩn hiệp ước này, bất chấp sự khẳng định liên tục của các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu của chúng ta là hiệp ước này thǺc đẩy cho an ninh quốc gia của chúng ta. Đó không phải là sự lãnh đạo mà là một sự rút lui”, ông Obama nói.

Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, gọi tắt là UNCLOS, đặt ra những luật lệ cho hàng hải quân sự và thương mại, cũng như cŨo sự phân phối tài nguyên dầu lửa và khí đốt dưới đáy biển. Tuy nhiên, không phải ai trong nội bộ nước Mỹ cũng đồng tình với quan điểm của Tổng thống Obama.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld cho rằng: “Tôi không tin là nước Mỹ nên tán thành một hiệp ước làm cho các nước có khả năng sản xuất cao có bổn phận pháp lý là trả tiền khai thác cho những nước có khả năng sản xuất thấp dựa trên những lời lẽ thiếu thực tế về di sản chung của nhân loại.”

Tuy CôŮg ước Luật Biển không được Thượng viện phê chuẩn, nhưng Mỹ vẫn tôn trọng hầu hết các cơ chế của hiệp ước này.

Nhận định về phát biểu của Tổng thống Obama, ông Michael Auslin, nhà phân tích của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, nói: “Tôi nghĩ Tổng thống Obama đang đưa ra một lựa chọn sai lầm. Tổng thống nói rằng nếu chúng ta không phê chuẩn UNCLOS thì chúng ta không thể đòi Trung Quốc nhận lãnh trách nhiệm đối với những hành vi có tính chất khiêu khích, chèn ép và hung hãn. Điều đó hoàn tůàn sai lầm. Dĩ nhiên là chúng ta có thể làm như vậy.” Theo nhà phân tích Auslin, lý do Washington do dự không muốn đối đầu với Trung Quốc không liên quan tới Công ước Luật Biển.

Trung Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm