1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Nước Mỹ đào tạo nhà báo tương lai như thế nào?

Nước Mỹ đang có xu hướng khác khi thực hiện những chương trình đào tạo “đại biểu của Quyền lực thứ Tư”. Các trường đại học báo chí rất chú trọng dạy hai môn: luật học và đạo đức nghề nghiệp.

Trong giờ học, các nhà báo Mỹ tương lai xem xét và bàn bạc về các biên bản phiên toà, những ghi chép về các cuộc tranh luận, hội ý nội bộ của Toà soạn, những vấn đề về “mâu thuẫn quyền lợi” và “thông tin gây tranh cãi”, v.v...

Quá trình học tập được kiến tạo sao cho sinh viên lĩnh hội được rõ ràng: phải tôn trọng pháp luật và đạo đức nghề nghiệp theo cách có lợi cho công danh và uy tín của chính mình. Bởi vì, mỗi vụ kiện tụng, tranh chấp tại toà án đều khiến truyền thông đại chúng phải trả giá đắt.

Ví dụ: Toà án có thể phạt một Toà soạn 1 - 2 triệu USD bồi thường thiệt hại do một thông tin xuyên tạc sự thật. Không hiếm trường hợp một Toà soạn, một Nhà xuất bản phải bồi thường từ 30 đến 50 triệu USD vì một bài phóng sự giật gân thiếu cân nhắc.

Người ta còn nhớ: trong những năm 80 của thế kỷ trước, viên tướng William Westmorland sau khi tham chiến tại Việt Nam đã đâm đơn kiện hãng truyền hình “CBS” về tội vu khống.

Vụ kiện sau đó được xử hoà cho cả hai bên, không ai phải bồi thường ai, nhưng cả hai phía đều mất chừng 8 triệu USD vào những khoản án phí, thù lao cho luật sư bào chữa,v.v...

Ngay cả trong tình huống vì bảo vệ quyền lợi của công chúng mà buộc phải vi phạm luật, các phóng viên Mỹ vẫn cố gắng giữ mình ở trong vòng pháp luật.

Cách đây vài năm, người của Hãng truyền hình “ABC News” muốn “trừng phạt” chủ hiệu thực phẩm “Lion food” về tội thiếu trung thực, bèn cử hai nhà báo mang căn cước giả đến xin vào làm việc trong cửa hiệu đó.

Họ bí mật ghi âm những câu trao đổi của các nhân viên bán hàng, bí mật ghi hình ảnh chế lại những súc thịt ôi bằng cách tắm chúng trong thứ dấm khử mùi như thế nào rồi đem phát sóng.

Ra toà, các thẩm phán đều coi cách hành động như thế là thiếu quang minh chính đại. Qua mấy phiên xét xử, tuy Hãng truyền hình đã không phải bồi thường 5,5 triệu USD “về những thiệt hại vật chất và tinh thần” như “Lion food” đòi hỏi, song theo kết quả thăm dò dư luận công chúng, thiện cảm của khán giả đã không nghiêng về phía hai nhà báo nọ.

Những trường đại học Mỹ có khoa Báo chí thường ca thán rằng họ cố gắng truyền cho sinh viên phải trung thực, thẳng thắn, nhưng các phóng viên tương lai lại gặp trong thực tế những ví dụ ngược lại. 

Nhưng chính Toà soạn khả kính Newsweek, theo ngón nghề của mình, phản ánh chuyện ra tù của Marta Stuart (phóng viên truyền hình - tác giả loại sách “nữ công gia chánh” nổi tiếng, sau khi thụ án tại Tây Virgina về tội ăn tiền đút lót).

Báo đã đưa lên trang bìa một bức ảnh ghép, phần thân là của một người mẫu nhiếp ảnh nào đó, còn phần đầu là của Marta, với cú giật tít: “Ra tù, Marta mảnh mai hơn và giàu có hơn”.

Cách đây vài năm, Newsweek đã đăng tin một sản phụ Mỹ sinh... bảy, nhưng Toà soạn đã tự tiện dùng kỹ thuật PhotoShop để sửa... hàm răng của người mẹ. Chuyện vỡ lở khi tạp chí Time - đăng chuyện về người mẹ sinh bảy với hình ảnh nữ nhân vật chính có hàm răng... không giống như trong Newsweek... 

Theo Tiền phong

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm