1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Nước cờ cuối cùng của Obama là Mosul?

Chiến dịch Mosul đang bị coi là quá mạo hiểm khi mà xuất hiện vấn đề về nhân đạo, chính trị và có thể dẫn tới tranh giành khu vực chiếm đóng.

6 vạn quân diệt 6000 khủng bố

Mục đích của cuộc tấn công thành phố Mosul là giải phóng tỉnh Ninawa. Theo Tổng thống Barack Obama, các hoạt động để giải phóng thành phố Mosul khỏi quân nổi dậy sẽ là “trận chiến khó khăn”. Nhưng kết quả của nó là cơ sở để thực hiện các bước tiến tới tiêu diệt hoàn toàn lực lượng khủng bố IS.

Có lẽ đây là dấu mốc quan trọng và chiến dịch cuối cùng của Tổng thống Obama trên trường quốc tế.

Iraq: IS tàn nhẫn thực hiện hành quyết gần 300 dân thường ở Mosul (Ảnh : twitter.com / Memlik Pasha)
Iraq: IS tàn nhẫn thực hiện hành quyết gần 300 dân thường ở Mosul (Ảnh : twitter.com / Memlik Pasha)

Thành phố Mosul ở Iraq không phải là thủ đô chính thức của lực lượng “Nhà nước Hồi giáo IS”. Cuộc tấn công vào thành phố này được thực hiện từ ngày 17/10 do quân đội Iraq, lực lượng dân quân người Kurd, quân đội Mỹ và một vài dân tộc nhỏ khác, các cuộc không kích này được thực hiện bởi lực lượng liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu.

Quy mô của cuộc tấn công này lên đến khoảng 60 ngàn người. Trong khi đó lực lượng IS được các chuyên gia ước tính khoảng từ 3.000 đến 9.000 người nhưng họ cũng lưu ý rằng, chiến dịch này sẽ rất khó khăn bởi vì quân khủng bố sử dụng dân thường làm “bia đỡ đạn”.

Ngày 18/10 đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova nói rằng, chiến dịch giải phóng Mosul có thể trở thành một thảm họa nhân đạo, một phần dân thường sẽ bị trúng đạn và phần còn lại sẽ không có chỗ để đi.

“Ai có thể cho biết dân thường ở thành phố này sẽ đi đâu, và đất nước nào sẽ đồng ý cho họ tị nạn? Ai sẽ chịu trách nhiệm đối với dân thường nếu họ muốn rời khỏi nơi này?” bà Zakharova nói.

Trong khi đó, Tổng thống Nga đã thảo luận với Thủ tướng Iraq - Haider al-Abadi về chiến dịch để giải phóng Mosul trong cuộc trò chuyện điện thoại.

“Tổng thống Nga chúc quân đội Iraq và các đồng minh hoàn thành nhiệm vụ này. Tổng thống Nga bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ cho chính phủ Iraq để tập trung tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước”, báo cáo của điện Kremlin viết.

Việc quyết định quay trở lại kiểm soát thành phố của Iraq là mục đích ông Obama “ưu tiên” là nhiệm vụ hàng đầu đối với Hoa Kỳ.

“Trận chiến ở Mosul sẽ rất khó khăn, có thể thành công cũng có thể thất bại nhưng tôi chắc chắn rằng, IS sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn trong thành phố và đây sẽ là cơ sở để tiêu diệt hoàn toàn khủng bố IS ở khu vực này”, ông Obama cho biết.

Nhiều chuyên gia đã bình luận về chiến dịch này của ông Obama. Và có ý kiến cho rằng, trước khi rời Nhà Trắng ông quyết định thực hiện một chiến dịch đủ lớn như là để làm “kỷ niệm” sau 8 năm cầm quyền.

Sau một loạt các thất bại ở Trung Đông, dẫn đến giữa Washington và đồng minh lâu năm Riyadh bỏ chạy, và tạo điều kiện cho người Nga đã thể hiện bản thân ở Syria, ông Obama hy vọng chiến dịch này sẽ củng cố danh tiếng của Mỹ cũng như lực lượng liên minh của mình.

Ở Syria Mỹ không thể thành công nên ông Obama đã chọn Iraq bởi vì quân đội Iraq không có gì để chống lại Mỹ, hơn nữa ở Iraq Nga không “làm phiền” Mỹ. Những nguyên nhân này giải thích tại sao chính quyền Obama lại chọn tấn công vào Mosul .

Ngoài ra, ông Obama đã chuẩn bị cho chính mình một con đường để rút lui: ông nói rất thận trọng, rằng cuộc chiến sẽ rất “khó khăn” có nghĩa là chiến dịch này sẽ tiếp tục được tiến hành bởi tân tổng thống sắp tới và có thể là bà Hillary Clinton.

Và cũng không thể loại trừ đây là kế hoạch địa chính trị, nhằm làm suy yếu hình ảnh của Nga hoạt động ở khu vực Syria. Rất có thể Mỹ và các nước đồng minh không muốn Nga chiến thắng một cách vẻ vang, cũng như không muốn dâng sự ảnh hưởng của khu vực Trung Đông cho Nga.

Chiến dịch này dù thành công hay thất bại thì sẽ để lại “vết dơ” như bà Zakharova đã nói: đây là một thảm họa nhân đạo và nó ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

Thảm họa

Nhớ lại rằng, vào ngày đầu tiên của chiến dịch này, ngày 17/10 lực lượng liên minh đã tiến hành 52 cuộc không kích và tấn công bằng các loại pháo khác nhau.

Trong thời gian sắp tới có thể các hoạt động tấn công sẽ ngày càng được tăng cường. Và rất có thể trong ngày bầu cử Tổng thống Mỹ (8/11) cờ của Iraq sẽ xuất hiện trên quảng trường trung tâm của thành phố Mosul thay vì cờ của IS.

Và ngay lập tức các chuyên gia cho rằng, các hoạt động để giải phóng Mosul nhằm thúc đẩy sự ủng hộ cho ứng cử viên Hillary Clinton trong cuộc bầu cử. Trước đó ông Obama đã công khai ủng hộ bà Hillary nên nguyên nhân này có thể gọi là hợp lý.

Tình hình ở thành phố Mosul hiện nay rất phức tạp. Ngày 22/10 những kẻ khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” đã giết hại tàn nhẫn khoảng 284 người đàn ông và trẻ em trai.

Trước đó, quân đội Iraq đang phải chịu mất mát lớn: phía đông của thành phố Mosul, một kẻ đánh bom tự sát tấn công một đoàn xe quân đội, giết chết khoảng 70 lính.

Lực lượng khủng bố IS sử dụng dân thường làm lá chắn sống và họ sẵn sàng giết hại bất cứ ai, hiện nay trại cho người tị nạn của Liên Hiệp Quốc và Hội chữ thập đỏ đã lên đến 30.000 người dân. Theo ước tính những người tị nạn sẽ lên tới hàng trăm nghìn người.

Một số chuyên gia quân sự cũng bày tỏ lo ngại chiến dịch này nếu thành công cũng sẽ để lại một Mosul ngổn ngang và hoang tàn và sẽ trở thành một “cơn ác mộng về chính trị, nhân đạo” khi các lực lượng người Sunni, người Kurd và người Shiite sẽ tìm cách chiếm lấy các phần của thành phố mà họ từng góp công giải phóng.

Theo Minh Tú

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm