1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Những vụ tai nạn liên quan tới tàu vũ trụ Soyuz

(Dân trí) - Vụ thoát chết trong gang tấc của 2 phi hành gia trên tàu vũ trụ Soyuz ngày 11/10 không phải là lần đầu tiên các tàu vũ trụ gặp sự cố. Trong lịch sử ngành hàng không vũ trụ, có nhiều hơn 1 phi hành gia đã hy sinh vì những vụ tai nạn và trục trặc kỹ thuật.

Tàu vũ trụ Soyuz gặp sự cố, 2 phi hành gia Nga-Mỹ hạ cánh khẩn cấp


Tàu vũ trụ Soyuz MS-10 (Ảnh minh họa: Reuters)

Tàu vũ trụ Soyuz MS-10 (Ảnh minh họa: Reuters)

Trước vụ trục trặc của tàu Soyuz chở 2 phi hành gia Nga - Mỹ ngày 11/10 khi thiết bị đẩy của con tàu gặp sự cố giữa không trung, đã có một số tai nạn khác trong ngành hàng không vũ trụ khiến dẫn đến sự hy sinh của các phi hành gia.

Bi kịch đầu tiên xảy ra vào năm 1967, trong lần phóng đầu tiên của tàu vũ trụ Soyuz. Khi đó, phi hành gia Vladimir Komarov đã thiệt mạng vì tàu con thoi rơi xuống đất khi hạ cánh khẩn cấp ở thành phố Orsk. Nguyên nhân được đưa ra là do phần dù đã không mở ra, khiến cho tàu không thể giảm tốc độ khi chạm đất.

Bốn năm sau đó, vào năm 1971, tàu vũ trụ Soyuz 11 chở 3 nhà du hành Georgy Dobrovolsky, Vladislav Volkov và Viktor Patasyev đã gặp trục trặc khi trên đường trở về đất mẹ. Thành tàu bị nứt ra, rò rỉ, và 3 phi hành gia có quá ít thời gian để có thể hàn lại vết nứt (chưa đầy 1 phút). Sau đó, họ đã bất tỉnh và qua đời ngay lập tức vì bị ngạt khí. Đây là 3 phi hành gia duy nhất tính tới thời điểm hiện tại hy sinh ngoài vũ trụ. Sau sự ra đi của họ, ngành hàng không vũ trụ sau này đã rút ra nhiều bài học "xương máu" từ sự cố này để đảm bảo an toàn cho các nhà du hành.


Ba phi hành gia thiệt mạng ngoài vũ trụ trong vụ tai nạn năm 1971 đã được Liên Xô vinh danh như những anh hùng vì sự hy sinh của họ đã phục vụ cho khát vọng chinh phục tri thức của nhân loại. (Ảnh: Wikipedia)

Ba phi hành gia thiệt mạng ngoài vũ trụ trong vụ tai nạn năm 1971 đã được Liên Xô vinh danh như những anh hùng vì sự hy sinh của họ đã phục vụ cho khát vọng chinh phục tri thức của nhân loại. (Ảnh: Wikipedia)

Cũng vào năm 1971, tàu Soyuz 10 được phóng vào vũ trụ, cập bến trạm không gian đầu tiên Salyut 1. Theo kế hoạch ban đầu, các phi hành gia sẽ ở trên Salyut 1 từ 22-24 ngày. Tuy nhiên, các phi hành gia trên Soyuz 10 đã không thể đi vào trạm và quay trở về ngay lập tức sau khi phát hiện hệ thống giúp tàu cập bến vào trạm bị hỏng.

Ngày 6/4/1975, tàu vũ trụ Soyuz chở 2 phi hành gia Vasily Lazarev và Oleg Makarov gặp trục trặc ở giai đoạn tăng tốc thứ 3 và hạ cánh xuống sườn núi ở khu vực không có dân cư sinh sống nằm ở giữa biên giới Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ. Rất may mắn là chỉ 1 ngày sau đó, Liên Xô đã tìm được 2 nhà du hành.

Ngày 16/10/1976, tàu vũ trụ Soyuz 23 gặp trục trặc và hạ cánh ở một hồ nước lợ đóng băng một phần. Nước muối đã khiến hệ thống mạch điện của tàu bị chập, khiến dù dự phòng bật ra, kéo tàu vũ trụ gần như ngập xuống nước. Các phi hành gia trên tàu được mô tả là đã gần như thiệt mạng nhưng may mắn đã được các trực thăng cứu hộ tìm thấy và cứu sống kịp thời.

Hầu hết những sự cố và tai nạn xảy ra với các tàu vũ trụ Soyuz sau này đều gặp phải một số trục trặc liên quan tới động cơ, thiết bị kỹ thuật hoặc các bộ phận giúp tàu cập bến trạm vũ trụ. Các vụ việc được xử lý khá chuẩn xác, nhanh chóng và không gây thiệt hại về người. Giới quan sát cho rằng các sự cố trong quá khứ khiến ngành hàng không vũ trụ cẩn trọng hơn nhiều lần trong việc đưa các nhà du hành lên không trung vì dù mỗi sai sót nhỏ nhất đều có thể khiến những phi hành gia thiệt mạng.

Đức Hoàng

Tổng hợp