1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Những vũ khí hiện đại gia nhập quân đội Nga năm 2018

(Dân trí) - Quân đội Nga dự kiến sẽ tiếp nhận thêm hàng loạt vũ khí hiện đại mới cho các lực lượng hải, lục, không quân trong năm 2018, trong đó có những “tân binh” lần đầu xung trận.

Các lực lượng vũ trang Nga thường xuyên cải tiến, nâng cấp để duy trì khả năng ứng phó với các lực lượng quân sự trên thế giới. Nga cũng tập trung phát triển các chiến thuật quân sự mới và “trình làng” những vũ khí hiện đại. Hãng tin Sputnik đã “điểm mặt” một số khí tài quân sự tối tân dự kiến “gia nhập” lực lượng vũ trang Nga trong năm 2018.

Xe chiến đấu bộ binh BMPT Terminator 3. Đây là dòng xe bọc thép được phát triển dựa trên cơ sở khung gầm xe thiết giáp hạng nặng Armanta. Mục đích của việc nâng cấp dòng xe chiến đấu BMPT của Nga là nhằm yểm trợ hỏa lực để trấn áp lực lượng bộ binh và xe tăng của đối phương trong nhiều loại địa hình, bao gồm cả khu vực đô thị.
Xe chiến đấu bộ binh BMPT Terminator 3. Đây là dòng xe bọc thép được phát triển dựa trên cơ sở khung gầm xe thiết giáp hạng nặng Armanta. Mục đích của việc nâng cấp dòng xe chiến đấu BMPT của Nga là nhằm yểm trợ hỏa lực để trấn áp lực lượng bộ binh và xe tăng của đối phương trong nhiều loại địa hình, bao gồm cả khu vực đô thị.

Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Borei mới Knyaz Vladimir. Knyaz Vladimir gây ấn tượng với tầm tấn công lên tới 9.300 km và có thể khai hỏa cùng lúc 20 tên lửa hạt nhân. Đặc biệt, tàu ngầm này có thể lặn xuống độ sâu 400 m, ngoài tầm dò tìm của các radar, khiến nó trở nên “tàng hình”. Nga cũng cải tiến rất nhiều tính năng của tàu về phần vỏ và nâng cấp các đặc tính kỹ thuật của tàu.
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Borei mới Knyaz Vladimir. Knyaz Vladimir gây ấn tượng với tầm tấn công lên tới 9.300 km và có thể khai hỏa cùng lúc 20 tên lửa hạt nhân. Đặc biệt, tàu ngầm này có thể lặn xuống độ sâu 400 m, ngoài tầm dò tìm của các radar, khiến nó trở nên “tàng hình”. Nga cũng cải tiến rất nhiều tính năng của tàu về phần vỏ và nâng cấp các đặc tính kỹ thuật của tàu.


Máy bay huấn luyện hạng nhẹ SR-10 với hai chỗ ngồi cho phi công. Trọng tải cất cánh tối đa của SR-10 là 2,7 tấn với tầm hoạt động tối đa lên tới 1.600 km và vận tốc cao nhất hơn 900 km/giờ. Đây là dòng máy bay hoạt động với cơ chế cánh ngược và có vỏ ngoài được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp, khiến thân máy bay cứng hơn và cải thiện sự ổn định khi cất cánh cũng như hạ cánh.

Máy bay huấn luyện hạng nhẹ SR-10 với hai chỗ ngồi cho phi công. Trọng tải cất cánh tối đa của SR-10 là 2,7 tấn với tầm hoạt động tối đa lên tới 1.600 km và vận tốc cao nhất hơn 900 km/giờ. Đây là dòng máy bay hoạt động với cơ chế cánh ngược và có vỏ ngoài được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp, khiến thân máy bay cứng hơn và cải thiện sự ổn định khi cất cánh cũng như hạ cánh.

Tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2017 được tổ chức tại thủ đô Moscow, giới quân sự chú ý tới thiết kế của bộ ghế phóng và trang phục bay dành cho phi công trên máy bay tàng hình thế hệ 5 T-50 của Nga. Đây là ghế phóng thế hệ mới được kiểm soát bằng máy tính, hỗ trợ tối đa và bảo đảm an toàn cho phi công trong trường hợp khẩn cấp. Đồ bay của T-50 cũng được thiết kế đặc biệt để phi công cảm thấy thoải mái nhát trong các chuyến bay ở tốc độ siêu âm. Mũ bay kỹ thuật số được kết nối với tất cả hệ thống kỹ thuật trên máy bay cho phép chuyển mọi dữ liệu tới phần kính trên mũ và phi công sẽ luôn nhìn thấy những thông số này ngay trước mắt.
Tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2017 được tổ chức tại thủ đô Moscow, giới quân sự chú ý tới thiết kế của bộ ghế phóng và trang phục bay dành cho phi công trên máy bay tàng hình thế hệ 5 T-50 của Nga. Đây là ghế phóng thế hệ mới được kiểm soát bằng máy tính, hỗ trợ tối đa và bảo đảm an toàn cho phi công trong trường hợp khẩn cấp. Đồ bay của T-50 cũng được thiết kế đặc biệt để phi công cảm thấy thoải mái nhát trong các chuyến bay ở tốc độ siêu âm. Mũ bay kỹ thuật số được kết nối với tất cả hệ thống kỹ thuật trên máy bay cho phép chuyển mọi dữ liệu tới phần kính trên mũ và phi công sẽ luôn nhìn thấy những thông số này ngay trước mắt.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 T-50 do tập đoàn hàng không Sukhoi hàng đầu của Nga sản xuất. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa 2.440 km/giờ với phạm vi tác chiến lên tới 5.500 km và được trang bị công nghệ tàng hình tránh radar tiên tiến. Nhà sản xuất cũng đưa lên máy bay này súng hỏa lực cực mạnh 9-A1-4071K với tầm bắn lên tới 1.800 m và có thể bắn liên tục 1.800 viên đạn/phút. Kinh phí để sản xuất một máy bay T-50 khoảng 50 triệu USD/chiếc.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 T-50 do tập đoàn hàng không Sukhoi hàng đầu của Nga sản xuất. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa 2.440 km/giờ với phạm vi tác chiến lên tới 5.500 km và được trang bị công nghệ tàng hình tránh radar tiên tiến. Nhà sản xuất cũng đưa lên máy bay này súng hỏa lực cực mạnh 9-A1-4071K với tầm bắn lên tới 1.800 m và có thể bắn liên tục 1.800 viên đạn/phút. Kinh phí để sản xuất một máy bay T-50 khoảng 50 triệu USD/chiếc.


Trực thăng tấn công “Thợ săn đêm” Mi-28NM - phiên bản nâng cấp của dòng trực thăng tấn công Mi-28N. So với phiên bản cũ, Mi-28NM được trang bị hệ thống động cơ khỏe hơn, cột radar mới có khả năng quét tốt hơn và cánh quạt chính bằng vật liệu tổng hợp nhẹ hơn, giúp tăng tốc độ trực thăng. Nga cũng trang bị hệ thống dẫn đường vũ khí bằng laser hiện đại cho Mi-28NM.

Trực thăng tấn công “Thợ săn đêm” Mi-28NM - phiên bản nâng cấp của dòng trực thăng tấn công Mi-28N. So với phiên bản cũ, Mi-28NM được trang bị hệ thống động cơ khỏe hơn, cột radar mới có khả năng quét tốt hơn và cánh quạt chính bằng vật liệu tổng hợp nhẹ hơn, giúp tăng tốc độ trực thăng. Nga cũng trang bị hệ thống dẫn đường vũ khí bằng laser hiện đại cho Mi-28NM.

Một trong những phương tiện sẽ gia nhập quân đội Nga năm 2018 là xe robot Skarabey (Scarab) điều khiển từ xa được trang bị micro và camera cảm biến nhiệt. Đây là mẫu xe robot trinh sát được các công binh Nga sử dụng để rà phá bom mìn tại những nơi mà các phương tiện khác khó tiếp cận được như các địa đạo. Kích cỡ nhỏ gọn và động cơ điện cho phép loại xe này có thể vượt qua nhiều vật cản và khó bị phát hiện.
Một trong những phương tiện sẽ gia nhập quân đội Nga năm 2018 là xe robot Skarabey (Scarab) điều khiển từ xa được trang bị micro và camera cảm biến nhiệt. Đây là mẫu xe robot trinh sát được các công binh Nga sử dụng để rà phá bom mìn tại những nơi mà các phương tiện khác khó tiếp cận được như các địa đạo. Kích cỡ nhỏ gọn và động cơ điện cho phép loại xe này có thể vượt qua nhiều vật cản và khó bị phát hiện.

Thiết bị trinh sát không dây điều khiển từ xa Sfera (Sphere). Với kích cỡ tương tự quả bóng nhỏ, Sfera được trang bị camera, đèn led và micro, cho phép thiết bị này truyền hình ảnh để người xem có thể quan sát ở góc nhìn toàn cảnh 360 độ. Công binh Nga cũng đã thử nghiệm thành công Sfera trong các chiến dịch rà phá bom mìn tại Palmyra, Syria.
Thiết bị trinh sát không dây điều khiển từ xa Sfera (Sphere). Với kích cỡ tương tự quả bóng nhỏ, Sfera được trang bị camera, đèn led và micro, cho phép thiết bị này truyền hình ảnh để người xem có thể quan sát ở góc nhìn toàn cảnh 360 độ. Công binh Nga cũng đã thử nghiệm thành công Sfera trong các chiến dịch rà phá bom mìn tại Palmyra, Syria.

Thành Đạt

Ảnh: Sputnik