1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Những phi vụ trinh thám bằng máy bay nguy hiểm nhất trong lịch sử Mỹ

(Dân trí) - Kể thừ Thế chiến 2, Mỹ đã bắt đầu sử dụng máy bay trinh thám nhằm điều tra các thông tin tình báo giá trị về các đối thủ. Business Insider đã có bài viết về 5 phi vụ nguy hiểm nhất trong lịch sử Mỹ khi các máy bay thực hiện nhiệm vụ đã bị bắn hạ hoặc gặp tai nạn.

Máy bay PB4Y-2 Privateer (Ảnh: Wikimedia)
Máy bay PB4Y-2 Privateer (Ảnh: Wikimedia)

Vào cuối những năm 1940, đầu 1950, Mỹ được cho là đã thể hiện ý định thu thập thông tin tình báo từ Liên Xô. Ngày 8/4/1950, Mỹ điều máy bay PB4Y-2 Privateer bay từ Tây Đức tới biển Baltic để tìm hiểu về Hải quân Liên Xô và giám sát các cuộc thử nghiệm tên lửa Mỹ cho là Liên Xô tính thực hiện.

Do bay vào vùng trời của đối thủ, PB4Y-2 Privateer đã bị 4 máy bay chiến đấu La-11 của Liên Xô đánh chặn và rơi xuống biển Baltic gần bờ biển Latvia. Theo nhà làm phim tài liệu Dirk Pohlmann, lực lượng Liên Xô thời đó lên kế hoạch bắt sống máy bay và đội bay. Tuy vậy, máy bay đã bị bắn hạ và 10 người thực hiện nhiệm vụ thời điểm đó đều thiệt mạng.

Máy bay C-130 (Ảnh: Wikimedia)
Máy bay C-130 (Ảnh: Wikimedia)

Vào tháng 9/1958, máy bay C-130A của Mỹ đã bị rơi trên bầu trời Armenia khi đang cố thu thập thông tin cho Cơ quan An ninh Lực lượng vũ trang, nay là Cơ quan An ninh Quốc gia. Máy bay C-130 đã cất cánh từ Thổ Nhĩ Kỳ và kế hoạch ban đầu là giữ nguyên máy bay này bên vùng không phận của Ankara. Tuy nhiên, C-130 đã bay qua biên giới với Amernia và lọt vào tầm ngắm của các máy bay MiG-17 Frescos.

Giống các vụ rơi máy bay thời Chiến tranh Lạnh khác, thông tin về vụ việc được cung cấp khá trái chiều. Ban đầu, Liên Xô ghi nhận máy bay Mỹ đã bị rơi ở Amernia. Tuy nhiên, một số báo cáo sau này cho thấy súng máy của MiG-17 đã bắn hạ C-130. Không một ai trong số 17 thành viên trên máy bay C-130 sống sót.

Máy bay Boeing RB-47 Stratojet (Ảnh: Wikimedia)
Máy bay Boeing RB-47 Stratojet (Ảnh: Wikimedia)

Một trong những nhiệm vụ trinh thám ít được biết đến là vụ Mỹ điều máy bay Boeing RB-47 Stratojet tới trinh thám bờ bắc của Liên Xô vào thời Chiến tranh Lạnh. RB-47 đã bị các máy bay chiến đấu Liên Xô bắn hạ. Bốn trên 6 thành viên đội bay đã thiệt mạng. Hai người còn lại đã sống sót và được đưa về Liên Xô giam giữ trước khi được thả tự do vào năm 1961.

Lý do được Liên Xô đưa ra vào thời điểm đó là RB-47 đã xâm phạm vào không phận của khối. Tuy nhiên thông tin từ phía Mỹ cho rằng vào thời điểm bị bắn hạ, máy bay này đang bay ở vùng trung lập. Mặc dù đã có tiền lệ, nhưng sau vụ RB-47 bị bắn hạ, Mỹ vẫn tiếp tục điều máy bay thực hiện hàng trăm chuyến bay do thám gần lãnh thổ Liên Xô.

Máy bay EC-121 Warning Star (Ảnh: Youtube)
Máy bay EC-121 Warning Star (Ảnh: Youtube)

Ngày 15/4/1969, hai máy bay chiến đấu Triều Tiên MiG-21 Fishbeds đã bắn hạ máy bay cảnh bảo sớm EC-121 Warning Star trên vùng biển Nhật Bản. Khi đó, máy bay EC-121 (còn gọi là DeepSea 129) đang thực hiện nhiệm vụ do thám ở gần vùng hải phận Triều Tiên.

Dù lực lượng Mỹ đã dò ra sự xuất hiện của MiG-21, nhưng khi 2 máy bay chiến đấu đánh chặn Delta Dart của Mỹ được điều tới hỗ trợ EC-121 thì chiếc EC-121 này đã bị bắn hạ.

Máy bay EP-3 Orion (Ảnh: Wikimedia)
Máy bay EP-3 Orion (Ảnh: Wikimedia)

Ngày 1/4/2001, sau khi kết thúc nhiệm vụ tình báo tín hiệu (SIGINT) gần đảo Hải Nam, Trung Quốc, máy bay EP-3 Orion của Mỹ đã va chạm với máy bay J-8 Finback của Trung Quốc khi J-8 đang bay tới để đánh chặn máy bay Mỹ.

Kết quả là máy bay J-8 của Trung Quốc đã trục trặc và rơi khiến phi công thiệt mạng. Máy bay EP-3 Orion của Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp trên đất Trung Quốc. Sau đó, phi hành đoàn trên máy bay EP-3 đã phá hủy nhiều nhất có thể các phần mềm cũng như các thiết bị nhạy cảm trên chiếc máy bay trước khi bị phía Trung Quốc bắt giữ.

Sau 10 ngày tranh luận căng thẳng, cuối cùng Bắc Kinh cũng đã đồng ý thả tự do cho phi hành đoàn Mỹ.

Đức Hoàng

Theo Business Insider