1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Những nội dung Tòa Liên Hợp Quốc thụ lý vụ Philippines kiện Trung Quốc

(Dân trí) - Ngày 29/10, Tòa Trọng tài Thường trực của Liên Hợp Quốc khẳng định có quyền tài phán và sẽ thụ lý 7 trong số 15 luận điểm Philippines kiện Trung Quốc. Vụ kiện thu hút sự quan tâm của thế giới, trong bối cảnh an ninh Biển Đông đang trở thành chủ đề nóng bỏng.

Philippines đã có chiến thắng đầu tay quan trọng trước Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông (Ảnh: AFP)
Philippines đã có chiến thắng đầu tay quan trọng trước Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông (Ảnh: AFP)

Trong bản thông cáo dài 9 trang được Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) công bố ngày 29/10, cơ quan này khẳng định, PCA có quyền tài phán với các nội dung số 3, 4, 6, 7, 10, 11 và 13 trong số 15 nội dung Philippines khiếu nại. Cụ thể:

Bãi cạn Scarborough không được hưởng quyền có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hoặc thềm lục địa.

Đá Vành Khăn (tên quốc tế Mischief Reef), bãi Cỏ Mây (Second Thomas) và đá Xu bi (Subi Reef) là những kết cấu mực triều thấp, không được hưởng quyền có vùng biển chủ quyền, EEZ hoặc thềm lục địa và không phải những cấu trúc có thể chiếm dụng bằng cách cư ngụ hoặc các hình thức khác chiếm dụng khác.

Đá Ga Ven (Gaven Reef) và đá Ken Nan (McKennan Reef) bao gồm đá Tư Nghĩa là những kết cấu mực triều thấp, không được hưởng quyền có vùng biển chủ quyền, EEZ hoặc thềm lục địa, nhưng đường triều thấp của các kết cấu này có thể được sử dụng để xác định đường cơ sở, mà căn cứ vào đó chiều rộng của vùng biển chủ quyền của đảo Nam Yết (Namyit) và Sinh Tồn (Sin Cowe) lần lượt được tính toán.

Đá Gạc Ma (Johnson Reef), đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) không được hưởng quyền có EEZ hoặc thềm lục địa.

Trung Quốc đã cản trở trái phép ngư dân Trung Quốc mưu sinh bằng cách cản trở hoạt động đánh bắt cá truyền thông tại bãi cạn Scarborough.

Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Công ước đối với việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển tại bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây.

Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Công ước khi triển khai các tàu của lực lượng thực thi pháp luật một cách nguy hiểm, gây rủi ro va chạm nghiêm trọng với các tàu Philippine hoạt động gần khu vực bãi cạn Scarborough;

Đối với các nội dung khiếu nại còn lại của Philippines, PCA khẳng định “bảo lưu việc xem xét quyền tài phán để phán quyết” đối với các nội dung này.

Các bước tiếp theo

Sau khi khẳng định có quyền tài phán đối với các nội dung khiếu nại của Philippines, bác bỏ lập luận của Trung Quốc, và khẳng định Philippines đã thực hiện đối thoại cần thiết theo quy định của UNCLOS, PCA cho biết các bước tiếp theo gồm lắng nghe các bên tranh luận tại tòa và trả lời các câu hỏi Philippines.

Các phiên điều trần sẽ không công khai nhưng các bên quan tâm có đề nghị được cử quan sát viên tham dự, gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Nhật Bản sẽ được thông báo về ngày điều trần.

Theo thông cáo, Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố “sẽ không chấp thuận và không tham dự quá trình phân xử do Philippines đơn phương khởi động”. Đặc biệt với việc công bố văn bản thể hiện lập trường của nước này hồi tháng 12/2014, Trung Quốc khẳng định PCA “không có quyền tài phán để xem xét các khiếu nại của Philippines”.

Do vậy, PCA sẽ xem văn bản thể hiện lập trường của Trung Quốc nêu trên như lời tự biện hộ của nước này trong quá trình phân xử.

Hiện thời điểm điều trần tiếp theo chưa được xác định, nhưng theo hãng tin AFP, nhiều khả năng phán quyết sẽ chỉ được đưa ra trong năm 2016.

Thanh Tùng
Theo PAC, AFP

 

Những nội dung Tòa Liên Hợp Quốc thụ lý vụ Philippines kiện Trung Quốc - 2

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm