1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Những người tiêm vaccine Sputnik-V ngừa Covid-19 đầu tiên ở Nga

Chỉ trong vòng một tuần từ ngày 5/12, Nga đã tiêm vaccine Sputnik-V ngừa Covid-19 miễn phí cho 150.000 người.

Tình hình lây nhiễm và chết vì Covid-19 tại Nga đang báo động. Trong nhiều tuần qua, số nhiễm Covid-19 hàng ngày đều vượt quá con số 20.000 người và đỉnh điểm lên sát 30.000 người hồi đầu tuần này, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu mùa dịch là gần 2,6 triệu.

Số người chết do đại dịch hàng ngày từ 500 đến gần 1.000 trên toàn Nga trong suốt nhiều tuần qua, nâng tổng số người chết lên đến trên 45.000 từ đầu mùa dịch. Số người mắc bệnh cũng như chết tập trung vào các thành phố lớn, trong đó có Moscow, Saint Petersburg, Rostov, Novgorod ...

Những người tiêm vaccine Sputnik-V ngừa Covid-19 đầu tiên ở Nga

Những người tiêm vaccine Sputnik-V ngừa Covid-19 đầu tiên ở Nga - 1

Vaccine Sputnik-V tại Nga

Vaccine hàng loạt tại Nga

Trước tình hình này, chính quyền liên bang đã thông báo dừng các hoạt động đông người tổ chức chào mừng Năm mới, các quán bar, câu lạc bộ kiểm tra rất gắt gao thời gian hoạt động cũng như số người tham dự và phạt rất rặng những đối tượng vi phạm. Nhưng quan trọng hơn, để ngăn chặn làn sóng dịch bệnh, Nga đã bắt đầu tiêm chủng vaccine Sputnik-V cho người dân.

Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 5/12/2020 Nga đã tiêm vaccine Sputnik-V miễn phí cho 150.000 người. Những người đầu tiên được tiêm chủng là nhân viên y tế và khối giáo dục, nhóm người phải tiếp xúc nhiều nguồn lây nhiễm cũng như có thể lây nhiễm cho người khác. Đây là số lượng tiêm vaccine nhiều nhất so với các nước trên thế giới, Người đứng đầu Trung tâm sáng chế ra Sputnik V mang tên Gamaleya, ông Ginsburg nói.

Chính quyền thành phố Moscow thông báo, Nga có thể tiêm chủng đại trà Sputnik-V cho khoảng 6 đến 7 triệu người, tức là một nửa số dân Moscow trong thời gian tới. Nếu ai muốn đăng ký tiêm sớm, hoặc là người nước ngoài thì vẫn có thể được với giá khoảng 26 USD/ 2 lần tiêm. Vaccine của Nga được bảo quản ở nhiệt độ -18oC, phải tiêm làm 2 lần, lần 2 cách lần 1 đúng 21 ngày.

Theo giới chức Nga, rất nhiều nước đã và đang đàm phán để mua Sputnik-V và Nga rất tự tin về chất lượng của loại vaccine này. Việc các nước phương Tây chỉ trích Nga khi công bố thành công vaccine này hồi tháng 8 năm nay khi chưa thử nghiệm giai đoạn 3 nhưng giờ các hãng dược Mỹ, Anh Đức, Trung Quốc cũng làm vậy. Vấn đề đặt ra bây giờ là khả năng sản xuất hiện nay không đáp ứng nhu cầu trong nước chứ chưa nói đến xuất khẩu, buộc Nga phải hợp tác với các nước để sản xuất vaccine tại các nước đó.

Công dân Việt Nam thử nghiệm vaccine tại Moscow

Anh Nguyễn Văn Hai sống hơn 30 năm ở Moscow là người thường xuyên dẫn công nhân Việt Nam đi khám bệnh. Anh Hai cho biết, trong "làn sóng" dịch lần thứ hai tại Nga từ tháng 9, có nhiều người Việt Nam đang làm ăn tại Moscow mắc Covid-19. So với làn sóng thứ nhất hồi mùa xuân thì số người bị lớn hơn, nhưng mức độ bệnh nhẹ hơn, ít nguy hiểm đến tính mạng hơn.

Nếu như trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6/2020 có khoảng trên 30 người Việt thiệt mạng vì căn bệnh này tại Nga thì từ tháng 9 đến nay con số này không nhiều, chỉ vài người. Một phần, người dân ta đã được cảnh báo nên đi điều trị sớm khi xuất hiện các triệu chứng, nhưng mặt khác phác độ điều trị đã hiệu nghiệm hơn, nguồn thuốc chữa bệnh của sở tại đã sẵn sàng hơn. Tỷ lệ tổn thương phổi thấp từ 1 đến 20%.

Có một điều là trong làn sóng thứ hai này, nhiều người Việt mắc Covid-19 nhưng không có triệu chứng, không cảm nhận được các dấu hiệu thông thường mà người mắc Covid-19 thường gặp, đó là ho, sốt, khó thở và đôi khi bệnh khỏi lúc nào mà không biết. Thậm chí, trong một gia đình, chồng mắc và đã khỏi, còn vợ con không mắc.

Tuy nhiên, cộng đồng ta vẫn luôn cảnh giác cao độ, bởi kể cả những những người còn trẻ, như một nghiên cứu sinh mới hơn 40 tuổi đã mất hồi đầu tuần do căn bệnh quái ác này.

Tháng 10/2020, anh Hai dẫn 50 người Việt cả kinh doanh tại các chợ lẫn công nhân của các xưởng may xung quanh Moscow đi thử Covid-19 cũng như tình nguyện tiêm vaccine bởi họ thường xuyên tiếp xúc với nhiều người bệnh.

Khi test Covid-19, thử máu xong nhiều người tá hỏa vì được biết đã từng bị Covid-19 và có kháng thể (antibody IgG) trong người từ khi nào. Trong số này có 38 người đã có antibody từ 10 đến trên mấy trăm. Những người này do mới bị nên không được tiêm vaccine, còn 12 người chưa bị đã tình nguyện tiêm thử nghiệm Sputnik-V.

Độ tuổi của nhóm người này từ 30 đến 50 tuổi, cả phụ nữ lẫn đàn ông. Sau khi tiêm 1 ngày, nhóm người này đều cảm thấy mệt mỏi, hơi sốt nhẹ trên 37o. Sau 21 ngày họ được tiêm lần 2, cho đến nay tất cả đều cảm thấy bình thường, kháng thể đạt mức khá cao, có người cá biệt lên trên 700.

Nhiều người cho rằng cảm thấy yên tâm khi đi lại, tiếp xúc với người khác. Còn số người không triệu chứng đã từng bị Covid-19 gần đây được khuyến cáo nên đi tiêm chủng bởi giới y học nói sau 3 tháng khỏi bệnh vẫn có thể mắc lại.

Tuy nhiên, 38 người này vẫn chưa ai thấy hào hứng đi tiêm vaccine bởi họ cho rằng mình đã có kháng thể nên có tâm lý chờ đợi xem xét tiêm sau. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ thuyết phục rằng antibody có hiệu lực trong 3 tháng hay 5,6 tháng.

Theo chính quyền Nga, tình hình lây lan Covid-19 đạt đỉnh đầu tháng 12 và đang có chiều hướng giảm trong thời gian tới tại Moscow, do việc vaccine hóa toàn dân cũng như nhận thức của người dân đã được rõ nét hơn. Hy vọng tình hình sẽ sáng sủa hơn trong năm 2021, nền kinh tế Nga cũng như công ăn việc làm của bà con người Việt đỡ u ám như năm 2020.

(Tên nhân vật Nguyễn Văn Hai đã được thay đổi)