1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Những lời hứa không thành sự thực của Boris Yeltsin

(Dân trí) - Tháng 4/1993, Yeltsin đã giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý về các chính sách cải cách và tái khẳng định quyền lãnh đạo. Nhưng cuối cùng, Yeltsin lại trở thành một tổng thống thất bại khi ông bất ngờ tuyên bố từ chức và chỉ định thủ tướng Vladimir Putin lên nắm quyền vào cuối năm 1999.

Yeltsin từng có những giây phút khiến người ta tin ông ta sẽ là người có thể đưa nước Nga trở thành một quốc gia dân chủ theo kiểu phương Tây và có nền kinh tế thị trường. Những giờ phút đẹp đẽ nhất của ông là vào tháng 8/1991 khi những người theo đường lối cứng rắn tiến hành đảo chính lật đổ tổng thống Xôviết Gorbachev.

Khi đó, ông Yeltsin - được bầu làm tổng thống Nga tháng 6/1991, đã tập hợp hàng nghìn người theo mình tham gia phản đối đảo chính. Ông đã trèo lên nóc một chiếc xe tăng và kêu gọi bảo vệ nền dân chủ. Bằng sức mạnh của những cuộc tuần hành lớn dưới sự chỉ đạo của Yeltsin, cuộc đảo chính thất bại và đẩy uy tín của Yeltsin lên cao chưa từng có. Hệ thống Liên bang Xôviết sụp đổ ngay sau dịp Giáng sinh năm 1991.

Tuy nhiên, lời hứa cải cách của Yeltsin sau đó đã chuyển sang

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố tổ chức quốc tang cho nhà cựu lãnh đạo Boris Yeltsin vào ngày 25/4. Ông Putin cũng quyết định lùi bài phát biểu quốc gia thường niên tại Quốc hội Liên bang từ ngày 25/4 theo dự kiến sang ngày 26/4.

 

Tang lễ Boris Yeltsin sẽ được tổ chức tại nghĩa trang Novodevichy, nơi an nghỉ của những nhân vật nổi tiếng nhất nước Nga.

có vị chua. Yeltsin và đội ngũ của ông tỏ ra lạc quan về công cuộc cải cách chóng mặt và định hợp tác với phương Tây. Các chuyên gia của ĐH Harvard (Mỹ) đã có mặt tại Nga để đưa ra những lời khuyên về thị trường chứng khoán, cải cách chính trị và những sáng kiến quốc phòng. Tuy nhiên, những cải cách dường này như không hoạt động.

Kế hoạch phát triển kinh tế nhanh chóng bằng "liệu pháp sốc" với nước Nga đã không đem lại kết quả. Đất nước rơi vào tham nhũng nhiều hơn trong khi người dân cảm thấy tuyệt vọng hơn. Nước Nga bị thu hẹp lãnh thổ đã thúc đẩy Yeltsin phát động một cuộc chiến tại Chechnya năm 1994, làm hàng nghìn người thiệt mạng. Nga lâm vào hết khủng hoảng này tới khủng hoảng khác.

 

Năm 1993, hệ thống chính trị của Nga đã bị tê liệt và Yeltsin, với những lời biện hộ mơ hồ, đã giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm. Khi những người thuộc phe đối lập không chịu rời khỏi nhà quốc hội, ông Yeltsin đã mang xe tăng chĩa thẳng nòng khạc đạn vào toà nhà của cơ quan lập pháp cao nhất nước Nga, khiến hàng trăm người thiệt mạng.

 

Sự việc đã khiến quốc hội Nga tạm thời đình chỉ quyền tổng thống của Yeltsin, tuy nhiên sau đó toà án hiến pháp cho rằng những hành động như vậy là hợp pháp và Yeltsin được phục hồi quyền lực. Khi ấy, phương Tây ủng hộ hoàn toàn Yeltsin, thuyết phục rằng họ cần phải kề vai sát cánh với nhà lãnh đạo Nga bởi không còn lựa chọn nào tốt hơn. Mặc dù cuộc nội chiến được thu hẹp nhưng cũng kể từ khi đó người ta ít nhắc tới tầm quan trọng của Boris Yeltsin.

 

Trong những giây phút ở đỉnh cao của sự nghiệp chính trị, Yeltsin đã chỉ ra một mặt của nước Nga mà phương Tây có thể tin tưởng - một nước Nga chia sẻ giá trị và quyền lợi với phương Tây. Nhưng sự viển vông của Yeltsin, cùng với những lực lượng đối lập cứng rắn, cuối cùng đã tạo ra hậu quả rằng Yeltsin chỉ có thể chuyển giao cho Vladimir Putin một quốc gia yếu kém.

 

Vào những tháng cuối của năm 1999, khi tỷ lệ ủng hộ Yeltsin giảm xuống chỉ còn 5%, ông đã đồng ý rời khỏi chính trường đổi lấy việc tổng thống Putin chấp thuận không truy cứu tội tham nhũng với ông và gia đình.

 

VTH

Theo Time