1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Những lính Việt đội Mũ nồi xanh

Lính Mũ nồi xanh, đội quân đa sắc tộc của Liên Hiệp Quốc, làm nhiệm vụ như “cảnh sát quốc tế”, bảo vệ hòa bình, an ninh tại các nước còn nhiều xung đột.

Trong đội quân ấy, có cả các sĩ quan Việt Nam, như một cách đóng góp vào công việc của thế giới, chứng tỏ trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam.

120 nước đã cử hàng chục nghìn nhân viên quân sự tham gia. Năm 2014, Việt Nam chính thức tham gia vào lực lượng này với 12 lượt sĩ quan làm nhiệm vụ tại Nam Sudan (UNMISS) và Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA).

Trung tá Trần Nam Ngạn trên đường làm nhiệm vụ ở Nam Sudan.
Trung tá Trần Nam Ngạn trên đường làm nhiệm vụ ở Nam Sudan.

Công tác tại các vùng chiến sự, các cuộc xung đột sắc tộc, địa bàn xa lạ, Trung tá Mạc Đức Trọng, một trong 2 sĩ quan Việt Nam đầu tiên ở căn cứ Melut thuộc tỉnh Malakal, đảm bảo an toàn cho hàng nghìn người dân chạy loạn.

Trung tá Trần Nam Ngạn làm nhiệm vụ ở Bor, thường xuyên có những cuộc đàm phán với các thủ lĩnh quân sự địa phương để truyền đạt thông điệp của Liên Hiệp Quốc, thương lượng để những chuyến hàng cứu trợ, tiếp viện được đi qua địa bàn.

Đại úy Nguyễn Đức Thắng (bên trái) cùng sĩ quan liên lạc của LHQ trong một lần tiếp xúc với thủ lĩnh khu tự trị (người ngồi) ở Nam Sudan.
Đại úy Nguyễn Đức Thắng (bên trái) cùng sĩ quan liên lạc của LHQ trong một lần tiếp xúc với thủ lĩnh khu tự trị (người ngồi) ở Nam Sudan.

Khó khăn và nhiều nguy hiểm khôn lường, ngủ lều với nguy cơ bệnh dịch, sốt rét… các sĩ quan Việt Nam luôn tỏ ra là những người lính chiến, đầy lòng quả cảm và dày dặn kinh nghiệm.

Ở Trung Phi có bà Nguyễn Thị Luyến, người phụ nữ Việt duy nhất ở Bangui, vốn là người ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), theo chồng về Trung Phi năm 1953. Chồng bà chết vì bạo bệnh sau hơn 10 năm chung sống, bà nuôi 4 đứa con thơ nơi đất khách.

Thiếu tá Trương Anh Tuấn bên những đứa trẻ Nam Sudan.
Thiếu tá Trương Anh Tuấn bên những đứa trẻ Nam Sudan.

"Phụ nữ châu Phi có thể bất lực nhìn con chết đói, phụ nữ Việt thì không bao giờ", bà hướng dẫn con cháu canh tác, trồng ngô, trồng sắn trong vườn, làm thuê kiếm sống. Ở hoàn cảnh nào, người Việt vẫn giữ được phong cách riêng.

Theo Hạnh Ngô

Cảnh sát toàn cầu