1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Những khoảnh khắc ấn tượng thế giới năm 2015 (1)

(Dân trí) - Năm 2015 sắp khép lại với nhiều sự kiện biến động. Có thể kể đến là cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu, sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) kéo theo hàng loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu. Dưới đây là những khoảnh khắc ấn tượng thế giới năm 2015.


Những người biểu tình tuần hành tại Đại lộ Voltaire, Paris (Pháp) vào ngày 11/1 nhằm thể hiện sự đoàn kết, phản đối khủng bố và tưởng niệm các nạn nhân vô tội đã thiệt mạng trong các vụ tấn công ở Paris. Ước tính có khoảng 4 triệu người tham gia vào cuộc tuần hành tưởng nhớ 12 nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã dẫn đầu đoàn tuần hành cùng với nhiều nguyên thủ trên thế giới để thể hiện sự đoàn kết. Các vụ khủng bố bắt đầu bằng vụ tấn công vào tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo khiến 12 người thiệt mạng. Chỉ vài ngày sau, những kẻ khủng bố tiếp tục với vụ bắt giữ con tin tại công ty in Dammartin en Goele và một siêu thị ở Paris. Ba nghi phạm đã bị tiêu diệt sau đó. (Ảnh: Getty)

Những người biểu tình tuần hành tại Đại lộ Voltaire, Paris (Pháp) vào ngày 11/1 nhằm thể hiện sự đoàn kết, phản đối khủng bố và tưởng niệm các nạn nhân vô tội đã thiệt mạng trong các vụ tấn công ở Paris. Ước tính có khoảng 4 triệu người tham gia vào cuộc tuần hành tưởng nhớ 12 nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã dẫn đầu đoàn tuần hành cùng với nhiều nguyên thủ trên thế giới để thể hiện sự đoàn kết. Các vụ khủng bố bắt đầu bằng vụ tấn công vào tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo khiến 12 người thiệt mạng. Chỉ vài ngày sau, những kẻ khủng bố tiếp tục với vụ bắt giữ con tin tại công ty in Dammartin en Goele và một siêu thị ở Paris. Ba nghi phạm đã bị tiêu diệt sau đó. (Ảnh: Getty)


Y tá Benetha Coleman bế trên tay cô bé với triệu chứng Ebola ở Paynesville, Liberia vào ngày 26/1. Nhưng may mắn cho cô bé khi kết quả xét nghiệm máu là âm tính với virus Ebola. Dịch Ebola bùng phát tại miền Nam Guinea từ tháng 12/2013, sau đó nhanh chóng lan sang Liberia và Sierra Leone. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của 11.300 người trong tổng số 28.500 ca nhiễm bệnh ghi nhận tại 3 nước Tây Phi nói trên. (Ảnh: Getty)

Y tá Benetha Coleman bế trên tay cô bé với triệu chứng Ebola ở Paynesville, Liberia vào ngày 26/1. Nhưng may mắn cho cô bé khi kết quả xét nghiệm máu là âm tính với virus Ebola. Dịch Ebola bùng phát tại miền Nam Guinea từ tháng 12/2013, sau đó nhanh chóng lan sang Liberia và Sierra Leone. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của 11.300 người trong tổng số 28.500 ca nhiễm bệnh ghi nhận tại 3 nước Tây Phi nói trên. (Ảnh: Getty)

Quang cảnh hoang tàn tại một nhà trẻ ở Debaltseve, khu vực Donetsk, Ukraine ngày 22/1. (Ảnh: EPA)
Quang cảnh hoang tàn tại một nhà trẻ ở Debaltseve, khu vực Donetsk, Ukraine ngày 22/1. (Ảnh: EPA)

Các phi công biểu diễn màn nhào lộn máy báy tại Triển lãm hàng không quốc tế Australia ở trường bay Avalon, gần thị trấn Lara, phía Tây Nam Melbourne vào ngày 27/2/2015. (Ảnh:/AFP)

Các phi công biểu diễn màn nhào lộn máy báy tại Triển lãm hàng không quốc tế Australia ở trường bay Avalon, gần thị trấn Lara, phía Tây Nam Melbourne vào ngày 27/2/2015. (Ảnh:/AFP)

Những hành khách đi tàu điện ngầm tại New York hưởng ứng “Ngày không mặc quần dài đi tàu”. Ngày không mặc quần dài (No Pants Subway Ride) là một ngày kêu gọi mọi người không mặc quần dài đi tàu điện ngầm. Ngày này được tổ chức hàng năm vào ngày 12/1 nhằm tạo không khí vui nhộn, khác lạ ở nơi công cộng. Ngày không mặc quần dài lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2002 tại New York, Mỹ do hội Improv Everywhere gồm 7 thanh niên nổi tiếng ở đây khởi xướng. Ngày lễ này sau đó đã được hưởng ứng ở nhiều thành phố trên thế giới. (Ảnh: AFP)
Những hành khách đi tàu điện ngầm tại New York hưởng ứng “Ngày không mặc quần dài đi tàu”. Ngày không mặc quần dài (No Pants Subway Ride) là một ngày kêu gọi mọi người không mặc quần dài đi tàu điện ngầm. Ngày này được tổ chức hàng năm vào ngày 12/1 nhằm tạo không khí vui nhộn, khác lạ ở nơi công cộng. Ngày không mặc quần dài lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2002 tại New York, Mỹ do hội Improv Everywhere gồm 7 thanh niên nổi tiếng ở đây khởi xướng. Ngày lễ này sau đó đã được hưởng ứng ở nhiều thành phố trên thế giới. (Ảnh: AFP)
Một tay súng thuộc lực lượng nổi dậy ở Debaltseve, Ukraine hôm 20/2/2015. Sau nhiều tuần giao tranh, Debaltseve rơi vào tay lực lượng ly khai thân Nga. Tổng thống Ukraine xác nhận ông đã lệnh cho binh sỹ rút khỏi khu vực này trong khi lực lượng nổi dậy được cho là đã bắt giữ hàng trăm binh sỹ của chính phủ làm con tin. (Ảnh: AFP)
Một tay súng thuộc lực lượng nổi dậy ở Debaltseve, Ukraine hôm 20/2/2015. Sau nhiều tuần giao tranh, Debaltseve rơi vào tay lực lượng ly khai thân Nga. Tổng thống Ukraine xác nhận ông đã lệnh cho binh sỹ rút khỏi khu vực này trong khi lực lượng nổi dậy được cho là đã bắt giữ hàng trăm binh sỹ của chính phủ làm con tin. (Ảnh: AFP)
Hàng ngàn Phật tử tụ hội tại đền Wat Dhammakaya ở tỉnh Pathum Thani dự lễ Makha Bucha vào ngày 4/3/2015. Makka Bucha là một trong những lễ hội Phật giáo lớn và thường rơi vào ngày rằm tháng Ba âm lịch hàng năm theo lịch Thái, hoặc khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 theo lịch phương Tây. (Ảnh: Sakchai Lalit /AP)
Hàng ngàn Phật tử tụ hội tại đền Wat Dhammakaya ở tỉnh Pathum Thani dự lễ Makha Bucha vào ngày 4/3/2015. Makka Bucha là một trong những lễ hội Phật giáo lớn và thường rơi vào ngày rằm tháng Ba âm lịch hàng năm theo lịch Thái, hoặc khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 theo lịch phương Tây. (Ảnh: Sakchai Lalit /AP)
Du thuyền ban đêm ngắm hoa anh đào nở rộ ở Tokyo, Nhật Bản ngày 30/3/2015. (Ảnh: EPA)
Du thuyền ban đêm ngắm hoa anh đào nở rộ ở Tokyo, Nhật Bản ngày 30/3/2015. (Ảnh: EPA)
Bức ảnh cắt ra từ đoạn video ghi lại khoảnh khắc trước khi máy bay của hãng hàng không TransAsia liệng qua đường cao tốc và lao xuống sông ở Đài Bắc chỉ 3 phút sau khi cất cánh. Chuyến bay mang số hiệu GE235 gặp nạn khi mang theo 58 hành khách và phi hành đoàn. Vụ tai nạn khiến ít nhất 35 người thiệt mạng. (Ảnh: AP)
Bức ảnh cắt ra từ đoạn video ghi lại khoảnh khắc trước khi máy bay của hãng hàng không TransAsia liệng qua đường cao tốc và lao xuống sông ở Đài Bắc chỉ 3 phút sau khi cất cánh. Chuyến bay mang số hiệu GE235 gặp nạn khi mang theo 58 hành khách và phi hành đoàn. Vụ tai nạn khiến ít nhất 35 người thiệt mạng. (Ảnh: AP)
Căn biệt thự bị bao quanh bởi sa mạc ở Rancho Mirage, California. Nổi tiếng vì sự trù phú nhưng hiện bang này đang đối mặt với tương lai đầy thử thách sau 4 năm khô hạn vốn buộc thống đốc bang Jerry Brown ra chỉ thị giảm 25% mức sử dụng nước vì mục đích phi nông nghiệp. Ảnh chụp ngày 3/4/2015. (Ảnh: Redux)
Căn biệt thự bị bao quanh bởi sa mạc ở Rancho Mirage, California. Nổi tiếng vì sự trù phú nhưng hiện bang này đang đối mặt với tương lai đầy thử thách sau 4 năm khô hạn vốn buộc thống đốc bang Jerry Brown ra chỉ thị giảm 25% mức sử dụng nước vì mục đích phi nông nghiệp. Ảnh chụp ngày 3/4/2015. (Ảnh: Redux)
Chủ tịch FIFA - Sepp Blatter đã bị diễn viên hài Lee Nelson ném xấp tiền giả vào mặt ngay giữa phòng họp báo tại Zurich (Thụy Sỹ) vào tối 20/7. Nhiều ý kiến cho rằng Nelson làm vậy để chỉ trích vào nạn tham nhũng của FIFA trong thời gian Blatter nắm quyền. (Ảnh: AFP)
Chủ tịch FIFA - Sepp Blatter đã bị diễn viên hài Lee Nelson ném xấp tiền giả vào mặt ngay giữa phòng họp báo tại Zurich (Thụy Sỹ) vào tối 20/7. Nhiều ý kiến cho rằng Nelson làm vậy để chỉ trích vào nạn tham nhũng của FIFA trong thời gian Blatter nắm quyền. (Ảnh: AFP)
Người dân Syria lánh nạn nội chiến đang cố vượt hàng rào an ninh ở biên giới ở cửa khẩu Akcakale, thuộc tỉnh Sanliurfa để vào Thổ Nhĩ Kỳ hôm 14/6/2015. Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẽ áp dụng các biện pháp để hạn chế dòng người tị nạn từ Syria sau khi hàng nghìn người đã di cư tới Thổ Nhĩ Kỳ vài ngày trước đó do giao tranh dữ dội giữa lực lượng của người Kurd và các phiến quân Hồi giáo ở Syria. Theo chính sách mở cửa, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận hơn 1,8 triệu người tị nạn Syria kể từ khi nội chiến ở nước láng giềng này nổ ra vào tháng 3/2011. (Ảnh: AFP)
Người dân Syria lánh nạn nội chiến đang cố vượt hàng rào an ninh ở biên giới ở cửa khẩu Akcakale, thuộc tỉnh Sanliurfa để vào Thổ Nhĩ Kỳ hôm 14/6/2015. Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẽ áp dụng các biện pháp để hạn chế dòng người tị nạn từ Syria sau khi hàng nghìn người đã di cư tới Thổ Nhĩ Kỳ vài ngày trước đó do giao tranh dữ dội giữa lực lượng của người Kurd và các phiến quân Hồi giáo ở Syria. Theo chính sách mở cửa, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận hơn 1,8 triệu người tị nạn Syria kể từ khi nội chiến ở nước láng giềng này nổ ra vào tháng 3/2011. (Ảnh: AFP)

Một phụ nữ đặt hoa tưởng niệm 38 nạn nhân thiệt mạng tại bãi biển của khách sạn Imperial Marhaba trong vụ tấn công khủng bố ngày 26/6 tại Souuse, Tunisia. Thủ tướng Tunisia Habib Essid tuyên bố thực hiện chiến dịch trấn áp an ninh sau cuộc tấn công khủng bố đẫm máu này. (Ảnh: Getty Image)

Một phụ nữ đặt hoa tưởng niệm 38 nạn nhân thiệt mạng tại bãi biển của khách sạn Imperial Marhaba trong vụ tấn công khủng bố ngày 26/6 tại Souuse, Tunisia. Thủ tướng Tunisia Habib Essid tuyên bố thực hiện chiến dịch trấn áp an ninh sau cuộc tấn công khủng bố đẫm máu này. (Ảnh: Getty Image)

 


Hai bức ảnh của Laith Al Saleh, 30 tuổi, một tay súng trong lực lượng nổi dậy ở Syria. Bên trái là bức ảnh anh này cùng với khẩu súng trường chụp gần thành phố quê nhà Aleppo vào tháng 1/2015. Bên phải là ảnh chụp khi anh này lên một chuyến phà tới Athens (Hy Lạp) vào ngày 15/8/2015. Al Saleh là một trong hàng chục nghìn người gồm cả nam giới, nữ giới, trẻ em tìm cách nhập cư trái phép vào Hy Lạp bằng đường biển trước khi xin tị nạn ở các nước châu Âu khác. Anh hy vọng có thể được tị nạn ở Hà Lan. (Ảnh: AP)

Hai bức ảnh của Laith Al Saleh, 30 tuổi, một tay súng trong lực lượng nổi dậy ở Syria. Bên trái là bức ảnh anh này cùng với khẩu súng trường chụp gần thành phố quê nhà Aleppo vào tháng 1/2015. Bên phải là ảnh chụp khi anh này lên một chuyến phà tới Athens (Hy Lạp) vào ngày 15/8/2015. Al Saleh là một trong hàng chục nghìn người gồm cả nam giới, nữ giới, trẻ em tìm cách nhập cư trái phép vào Hy Lạp bằng đường biển trước khi xin tị nạn ở các nước châu Âu khác. Anh hy vọng có thể được tị nạn ở Hà Lan. (Ảnh: AP)

Thi thể của cậu bé 3 tuổi người Syria Aylan Kurdi trôi dạt vào bờ biển gần thành phố Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, cách thành phố Antalya khoảng 400km về phía Tây hôm 3/9. Cậu bé là một trong 12 người tỵ nạn tại Syria bị chết đuối khi thuyền bị chìm trên đường tới hòn đảo Hy Lạp thuộc biển Aegean. (Ảnh: AP)
Thi thể của cậu bé 3 tuổi người Syria Aylan Kurdi trôi dạt vào bờ biển gần thành phố Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, cách thành phố Antalya khoảng 400km về phía Tây hôm 3/9. Cậu bé là một trong 12 người tỵ nạn tại Syria bị chết đuối khi thuyền bị chìm trên đường tới hòn đảo Hy Lạp thuộc biển Aegean. (Ảnh: AP)

Minh Phương

Tổng hợp

(Còn tiếp)