1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Những “kho báu lộ thiên” bên bờ Địa Trung Hải

(Dân trí) - Các di tích của đế chế La Mã cổ đại nằm bên bờ Địa Trung Hải được ví như những kho báu của Libya. Những công trình hàng nghìn năm tuổi, được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của người La Mã, đẹp tráng lệ khi nhìn từ trên cao.

Những “kho báu lộ thiên” bên bờ Địa Trung Hải

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng chuyên chụp ảnh từ trên cao Jason Hawkes đã thực hiện chuyến bay trên bầu trời Libya và ghi lại vẻ đẹp của các thành phố La Mã cổ đại Leptis Magna và Sabratha từ không trung.

Những “kho báu lộ thiên” bên bờ Địa Trung Hải
Người Ai Cập, Carthage, Hy Lạp, La Mã, Byzantine, Ả-rập, Thổ Nhĩ Kỳ và Italia đều đã đi qua Libya và để lại dấu ấn tại nước này. Đây là những tàn tích của thành phố La Mã cổ đại Leptis Magna.

Những “kho báu lộ thiên” bên bờ Địa Trung Hải
Libya vốn được thế giới biết đến với những đấu tích cổ đại và những dấu tích tại Leptis Magna - một trong 5 di sản UNESCO tại Libya - là nổi tiếng nhất. Thành phố La Mã cổ đại này nằm cách thủ đô Tripoli của Libya chỉ 130km về phía đông và có từ khoảng năm 1100 trước Công nguyên.

Những “kho báu lộ thiên” bên bờ Địa Trung Hải
Leptis Magna đã trở nên nổi tiếng sau khi người Carthage cổ đại trở thành một lực lượng quan trọng ở Địa Trung Hải. Lucius Septimius Severus, một người gốc Leptis Magna, đã trở thành hoàng đế La Mã vào năm 193 trước Công nguyên và Leptis Magna sau đó trở thành đối thủ của Carthage và Alexandria. Thành phố đã rơi vào tay người Vandal vào năm 439 sau Công nguyên và cuối cùng bị bỏ không vào thế kỷ thứ 7.

Những “kho báu lộ thiên” bên bờ Địa Trung Hải
Du khách thường sững sờ trước những tàn tích của đế chế La Mã cổ đại tại Leptis Magna như các khung vòm, cổng, chợ, các ngôi đền, rạp hát, rạp xiếc, các đấu trường… không chỉ bởi chúng là những dấu tích được bảo tồn tốt nhất của kiến trúc La Mã ở Địa Trung Hải mà còn bởi sự đầy đủ kỳ lạ của chúng.

Những “kho báu lộ thiên” bên bờ Địa Trung Hải
Có cảm giác như rằng các cư dân mới rời thành phố mới đây thôi chứ không phải gần 1.500 năm về trước. Từng có nguồn tin cho biết cựu lãnh đạo Libya Gadhafi đã dùng các tàn tích của Leptis Magna để giấu các tên lửa vì ông cho rằng NATO không dám không kích địa điểm này do là di sản của UNESCO.

Những “kho báu lộ thiên” bên bờ Địa Trung Hải
Các công trình nổi bật của Leptis Magna gồm khung vòm Septimus Severus, một nhà thờ được trang trí đẹp mắt, một khu chợ, một nhà hát. Phần lớn thành phố chưa được khai quật. Trong ảnh là di tích một nhà hát của Leptis Magna.

Một đấu trường La Mã tại Leptis Magna.
Một đấu trường La Mã tại Leptis Magna.

Cảng East Quay.
Cảng East Quay.
 
Cảng East Quay.
Trong khi đó, thành phố cổ đại Sabratha, ở cực tây bắc của Libya, từng là cảng thương mại của người Phoenicia. Sabratha trở nên hưng thịnh vào khoảng thế kỷ thứ 2 và 3 sau Công nguyên.

Cảng East Quay.
Các di tích còn sót lại của Sabratha cũng trở thành di sản của UNESCO. Chúng bao gồm vài ngôi đền, một nhà thờ Thiên Chúa giáo và một nhà hát.

Cảng East Quay.
Cổng chính được trùng tu của thành phố và nhà hát La Mã từ thế kỷ thứ 3 được trùng tu một phần đã bị thiệt hại nhẹ do các quốc giao tranh giữa lực lượng thân Gadhafi và phe nổi dậy.

Các cây cột thời La Mã tại Sabratha.

Các cây cột thời La Mã tại Sabratha.
 
An Bình
Theo Telegraph