1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Những hồ sơ tuyệt mật sắp giải mật

Tờ Listverse của Mỹ vừa cập nhật một số hồ sơ tuyệt mật dự kiến sẽ được công bố trong tương lai.

Thế giới đang lưu giữ nhiều thông tin tuyệt mật, nhưng theo quy định, những tài liệu này chỉ được bảo mật theo thời gian nhất định, khi hết hạn buộc phải giải mật cho dư luận biết. Tờ Listverse của Mỹ vừa cập nhật một số hồ sơ tiêu biểu trong số này, dự kiến sẽ được công bố trong tương lai.

1. Vụ ném bom nhầm của không quân Anh

Theo Listverse, đến năm 2045 người ta sẽ công bố tài liệu mật liên quan đến vụ ném bom nhầm tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại (Worst Frienddy- Fire Incident) xảy ra trong thời gian Thế chiến II nhưng đã bị bưng bít trong 100 năm.

Thảm họa xảy ra ngày 3/5/1945, 4 ngày sau khi trùm Hitler tự vẫn và 4 ngày trước khi phát xít Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện.

Theo đó, sau nhiều năm bị giam cầm trong các trại tập trung của phát xít Đức, hàng ngàn tù nhân đã được đưa lên 2 chiếc tàu mang tên Cop Arcona và Thielbek tại vịnh Lubeck để đi Nauy nhưng đáng tiếc, máy bay chiến đấu Typhooon của không quân Anh lại tưởng nhầm là tàu chở sĩ quan SS của Đức trốn chạy nên đã tấn công dữ dội.

Tàu tàu Cop Arcone
Tàu tàu Cop Arcone

Hậu quả, tàu Thielbek chở 2.800 tù binh đã chìm sau đó 20 phút, làm 50 tù binh chết ngay, còn tàu Cop Arcone chở 4.500 tù binh chìm sau đó ít lâu, làm cho 7.000 tù binh bị thiệt mạng vì bị bỏng nặng trước khi chìm xuống biển.

Một tuần sau khi chìm, thi thể nạn nhân đã trôi dạt vào bờ và được quy tụ, chôn cất trong một ngôi mộ tập thể tại Neustadt ở Holstein.

Trong gần ba mươi năm sau người ta vẫn tìm thấy xương nạn nhân trôi dạt vào bờ, vết tích cuối cùng được tìm thấy bởi một cậu bé 12 tuổi vào năm 1971.

Một số người tin rằng Đức Quốc xã là chủ mưu của vụ tấn công này nhưng có thông tin đây là kịch bản của tình báo Anh, chính vì vậy Không quân Hoàng gia đã cố gắng bưng bít, và chỉ được tiết lộ vào năm 2045.

2. Vụ chìm tàu chở người tị nạn RMS Lancastria

Ngày 17/6/1940, tàu RMS Lancastria đã được sử dụng để sơ tán quân đội Anh và những người tị nạn, gồm cả trẻ em và phụ nữ từ Pháp về.

Vào lúc 6 giờ sáng, thuyền trưởng Rudolf Sharp nhận được lệnh chở càng nhiều càng tốt, bất chấp quy định về an toàn quốc tế, đưa tổng số người chở trên tàu lên tới gần 9000 người.

Tàu RMS Lancastria khi gặp nạn
Tàu RMS Lancastria khi gặp nạn

Đến 3 giờ 48 phút chiều, một máy bay của Đức đã phát hiện và ném bom trúng tàu, 20 phút sau con tàu hiện đại này bị chìm kéo theo số phận của khoảng 4000-7000 người xuống lòng đại dương sâu thẳm.

Đây là một trong vụ tai nạn hàng hải kinh hoàng diễn ra đầu thế kỷ 20 và thể theo đạo luật Bí mật (OSA) của Anh thì sự kiện trên sẽ được giữ kín tròn một thế kỷ. Dư luận đồn đoán, sở dĩ nó được giữ kín là do Bộ quốc phòng Anh có liên quan vì đã ra lệnh cho thuyền trưởng chở quá tải.

Năm 2007 người ta yêu cầu công bố bí mật nói trên nhưng chính phủ Anh từ chối. Đây cũng là vụ tai nạn có số lượng binh lính Anh tử vong trong 1 ngày cao nhất, sau trận chiến tương tự khác có tên là Battle of the Somme và quan trọng hơn, đến nay chính phủ Anh không hề có một công nhận chính thức về số người đã chết hoặc còn sống liên quan đến thảm kịch nói trên.

Tàu RMS Lancastria khi gặp nạn
Tàu RMS Lancastria khi gặp nạn

Theo Listverse, cựu thủ tướng Anh Winston Chirchild không muốn công bố những thông tin này bởi nó quá phũ phàng, gây khủng hoảng "niềm tin dân sự" nên đã giữ kín càng lâu càng tốt, dự kiến sẽ công bố toàn bộ vào năm 2040.

3. Những cuốn băng về Martin Luther King

Martin Luther King là mục sư, nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Mỹ gốc Phi, từng được trao giải Nobel hoà bình năm 1964, được dư luận thế giới ngưỡng mộ như một người hùng, nhà kiến tạo hoà bình và tự do.

Martin Luther King
Martin Luther King

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ lại sợ ông mang tư tưởng cộng sản nên trong nhiều năm đã bị FBI theo dõi, thậm chí còn bị gán cho biệt danh "nhà lãnh đạo da đen nguy hiểm nhất".

Giám đốc FBI hồi đó là J. Robert Hoover đã yêu cầu theo dõi sát sao, nghe trộm điện thoại, thậm chí còn ghi âm nhiều cuộc đàm thoại của Martin Luther King.

Cuối cùng FBI không tìm thấy mối quan hệ của Martin Luther King với cộng sản nên thay vào đó là những thông tin bêu xấu về quan hệ tình dục bất chính của ông.

Ngày 31/1/1977, thẩm phán John Lewis Smith, Jr đã ký công văn yêu cầu tất cả những thông tin tài liệu theo dõi Martin Luther King từ năm 1963 đến 1968 sẽ được đưa vào lưu trữ mật, và chỉ được công khai vào năm 2027.

Những cuốn băng về Martin Luther King sẽ công bố vào năm 2027
Những cuốn băng về Martin Luther King sẽ công bố vào năm 2027

Ngay sau lời tuyên bố này, nhiều người đã cho rằng việc làm của FBI quá xấu xa, ngay cả Ralph Abernathy bạn thân Martin Luther King, người biết mọi chuyện cho rằng, nếu cuốn băng và những tài liệu có liên quan được công bố thì dư luận lại càng hiểu thêm sâu thêm về sự thật, càng xấu mặt cho FBI.

3. Vụ ám sát tổng thống Mỹ J.Kennedy

Năm 1964, Uỷ ban điều tra Warren (WC) về vụ ám sát Tổng thống Kennedy đã nộp một phần hồ sơ cho lưu trữ quốc gia, số còn lại sẽ được công khai vào năm 2039.

Những phút trong đời cuối cùng của Tổng thống Kennedy
Những phút trong đời cuối cùng của Tổng thống Kennedy

Mục đích của việc làm này là để bảo vệ những người vô tội có liên quan. Tuy nhiên do bộ phim của đạo diễn Oliver Stone nói về vụ án ám sát nói trên được công chiếu nên việc làm trên đã bị dư luận phản đối kịch liệt, buộc chính phủ Mỹ phải công bố Đạo luật lưu giữ hồ sơ vụ ám sát Tổng thống Kennedy năm 1992.

Đạo luật này yêu cầu các hồ sơ có liên quan phải được lưu trữ trong một bộ duy nhất tại Lưu trữ quốc gia và Cục quản lý hồ sơ.

Ngoài ra, đạo luật nói trên cũng yêu cầu tất cả các tài liệu có liên quan sẽ được công khai sau 25 năm kể từ khi sự việc xảy ra.

Vì lý do này, từ năm 1994-1998 hầu hết các tài liệu của Uỷ ban WC đã được công bố, tuy nhiên vẫn còn những tài liệu quan trọng khác trong tổng số 5 triệu trang tài liệu, kể cả ảnh, vật liệu ghi âm, phim và tác phẩm nghệ thuật, tóm lại là tất cả những gì liên quan đến vụ án sẽ vẫn còn giữ kín và buộc phải công bố toàn bộ vào năm 2017 thay vì năm 2039.

Vụ ám sát J.Kennedy sẽ được công bố theo luật vào năm 2017
Vụ ám sát J.Kennedy sẽ được công bố theo luật vào năm 2017

Trong khi chờ đợi, dư luận Mỹ cho rằng Lee Harvey Oswald, kẻ được cho là bắn Kennedy không phải là người hành động duy nhất, Oswald chỉ tham gia khoảng 32%, các tay súng giấu mặt khác 51%, thậm chí có người còn cho rằng Oswald chỉ tham gia khoảng 7% và 10%, nhưng nhiều người khác lại không đồng tình với giả thiết này.

5. Nghiên cứu về cặp song sinh

Dự kiến đến năm 2066, ĐH tổng hợp Yale (YU) của Mỹ sẽ công bố kết quả một nghiên cứu đặc biệt về các cặp song sinh giống hệt nhau do hai nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ là Viola Bernard, tiến sĩ Peter Naubauer thực hiện hồi đầu thập niên 60,70 ở thế kỷ trước để tìm ra những bí ấn về hiện tượng tự nhiên nói trên.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hai nhà khoa học đã thuyết phục trung tâm nuôi dưỡng con nuôi đưa cặp song sinh có tên là Elyse và Paula đến cho hai gia đình khác nhau nuôi mà không hề cho các cặp bố mẹ nuôi này biết, với hy vọng khám phá ra nhiều điều bí ẩn ảnh hưởng bởi điều kiện sống, nuôi dưỡng và những vấn đề có liên quan khác.

Trong suốt 12 năm, các gia đình này thường xuyên đưa trẻ đến trung tâm nghiên cứu để kiểm tra IQ, khả năng phát triển ngôn ngữ, ngoài ra nhóm đề tài còn tiến hành quay phim và ghi hình phục vụ cho nghiên cứu.

Năm 1980, nghiên cứu kết thúc, sau đó một năm, chính quyền thành phố New York yêu cầu cho hai đứa trẻ này đoàn tụ.

Sau khi biết được sự thật, dư luận phản đối, còn nhóm đề tài lại khăng khăng không tiết lộ kết quả mà phải chờ đến năm 2066, nghĩa là tất cả những người "đương thời" chắc chắn không còn có mặt trên cõi đời này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Riêng hai chị em sinh đôi Elyse và Paula khi bước vào tuổi 35 mới được người ta thông báo sự thật và bắt đầu đi tìm hiểu lai lịch của mình, thậm chí được gặp cả tiến sĩ Nebauer nhưng Neubauer lại phớt lờ, không tỏ ra ân hận mà cũng chẳng một lời xin lỗi.

Trong nghiên cứu này còn có 13 cặp song sinh, 1 cặp sinh ba tham gia, kết quả ra sao thì đến nay chưa ai rõ, phải chờ đến năm 2066 mới biết được sự thật .

6. Cái chết bí ẩn của cựu thanh tra vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq

Đây là vụ án chứa đựng nhiều bí ẩn, dự kiến sẽ được công bố vào năm 2073. David Kelly là cựu thanh tra vũ khí sinh học làm việc tại Bộ quốc phòng Anh, chuyên gia cao cấp của Liên Hợp Quốc đảm nhận việc thanh tra vũ khí tại Iraq.

Rắc rối đến với David Kelly từ năm 2003, biến ông thành nạn nhân có liên quan đến những tuyên bố của Anh và Mỹ, rằng Iraq có vũ khí huỷ diệt hàng loạt, đây chính là ngòi nổ cho cuộc chiến tranh xảy ra tại Iraq.

Dư luận đồn rằng David Kelly là người đã có cuộc gặp không được chính phủ cho phép với phóng viên BBC là Andrew Gilligan, đáng tiếc nhà báo này lại đưa tên ông lên mặt báo làm cho danh tính của ông bị rò rỉ.

Ngay sau đó, một uỷ ban của quốc hội đã được thành lập và điều trần, ép ông ra làm chứng.

Trước hôm tự sát 28/1/2004, trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí, David Kelly cho biết ông đã bị phản bội, bị bộ quốc phòng tiết lộ danh tính.

Cựu thanh tra vũ khí sinh học David Kelly
Cựu thanh tra vũ khí sinh học David Kelly

Trong lời khai, David Kelly đã từ chối mọi thông tin và cho rằng đây là những điều bịa đặt trắng trợn. Do quá uất ức Kelly đã sử dụng một lúc 29 viên thuốc giảm đau và cắt đứt mạch máu tay trái.

Mặc dù theo công bố chính thức thì nguyên nhân là do tự sát nhưng dư luận vẫn nghi ngờ, đặc biệt là các bác sĩ trực tiếp tham gia giải quyết sự việc.

Tháng Giêng 2010, Uỷ ban điều tra cái chết của David Kelly đã tuyên bố, tất cả những tài liệu liên quan, đặc biệt, kết quả khám nghiệm tử thi sẽ được niêm phong và chờ đến năm 2073 mới công khai cho dư luận biết.

Ngay sau khi có thông báo nói trên, người Anh kháo nhau rằng, đằng sau cái chết của David Kelly chứa đựng nhiều bí ẩn. Rất có thể ông đã bị làm "chuột bạch", bị bắt cóc, đưa đến khu rừng cách nhà gần 2 km và ép uống thuốc và cắt cổ tay trái. Cũng có tin cho rằng ông đi vào rừng một mình để gặp một ai đó và không bao giờ quay trở lại nữa.

Theo Ngọc Anh

Đất Việt