Những “bà mẹ” tuyệt vời trong vương quốc động vật
(Dân trí) - 10 điều tuyệt vời các "bà mẹ" trong thế giới động vật làm cho con, như nhịn ăn gần 1 năm để chăm con; làm nhà mới cho con mỗi ngày; thà tự ăn chi mình chứ không chịu rời con nửa bước, địu con suốt 1 năm trời sau khi sinh...
Dường như nuôi con trên một tảng băng trôi luôn có gấu Bắc cực và những người đi săn lông thú hoành hành vẫn chưa đủ mệt, “bà mẹ” hải cẩu Bắc cự cho con 48% lượng sữa béo của mình liên tục trong 12 ngày mà không hề ăn uống gì.
Sống phụ thuộc hoàn toàn vào lá bạch đàn, gấu túi mẹ hiếm khi rời “ngôi nhà” an toàn trên đỉnh ngọn cây của mình. Gấu túi mẹ sinh ra bản sao của mình, nhưng không có lông, không mắt, và không tai. Gấu túi con ở trong chiếc túi đặc biệt của mẹ trong 6 tháng và chỉ ăn sữa mẹ. Sau 6 tháng, gấu túi con bò ra khỏi túi của mẹ, “chiếm” một chỗ trên lưng mẹ và ở đó thêm 6 tháng nữa.
Cầy bốn ngón sống theo đàn khoảng 20 con, do một cặp “vợ chồng” làm chủ. Cầy bốn ngón sinh 2-5 con mỗi lứa và tới 4 lứa mỗi năm. Ở nhóm Cầy bốn ngón có nhiều “trẻ nhỏ”, thường các cô dì và các chị trong nhóm chăm sóc cho những “đứa trẻ”. Sau 21 ngày dưới lòng đất, những “đứa trẻ” bò lên, tham gia vào bữa tiệc “kỹ năng”, nơi chúng học các kỹ năng cần có để sống trên sa mạc Kalahari.
4. Ong chúa
Hoàn toàn không đúng khi nói ong mật chúa sống như một nữ hoàng. Vào ngày ấm áp, ong chúa sẽ “gặp gỡ” với 12-15 con ong đực. Nhưng chỉ cần một lần này là đủ để con ong chúa thụ tinh cho trứng của “cô nàng” 2-7 năm. Khi cuộc gặp gỡ kết thúc, ong chúa sẽ đẻ khoảng 2.000 quả trứng trong các mùa xuân suốt cuộc đời mình.
Loài "họ người" duy nhất còn sống ở châu Á này đang được xem là có nguy cơ tuyệt chủng lớn. Hơn nữa vòng sinh sản của chúng vào khoảng 6-7 năm. Đây cũng là loài thích xây dựng lại “nhà” (làm bằng lá và cành cây) của chúng mỗi ngày. Vì vậy mỗi bà mẹ sống trong khoảng 30.000 ngôi nhà mới trong suốt cuộc đời.
Một môi trường sống mà nhiệt độ về mùa đông có thể giảm xuống tới mức -40 độ F rõ ràng không hề lý tưởng cho việc chăm sóc con cái. Vì vậy, bà mẹ gấu trắng Bắc cực thường đào hang để ở lỳ trong đó suốt những tháng mùa đông lạnh giá. Các bà mẹ sinh con vào khoảng từ tháng 11-2, với mỗi lứa hầu như luôn là 2 con. Những con gấu con này cũng ở trong hang và ăn sữa mẹ. Đến cuối giai đoạn này, cả gia đình lên khỏi hang và cuối cùng là tìm đường đến những tảng băng trôi trên biển. Tại đây các bà mẹ thường dạy con bắt hải cẩu. Trong thời gian này gấu trắng Bắc cực mẹ nhịn ăn tới 8 tháng để nuôi 2 đứa con háu ăn.
Đối với cá ngựa thì vai trò của “người mẹ” được hoán đổi cho “người cha”: Nhiều chức năng của giống cái ở hầu hết các loài lại do cá ngựa bố đảm nhiệm. Cuộc “mây mưa” xảy ra khi cá ngựa cái gửi hàng chục tới hàng ngàn trứng bên trong “túi đẻ” của con đực, trong khi con đực xuất tinh trùng để thụ tinh cho những quả trứng này. Trứng sau đó được bọc trong lớp mô và nhận mọi thứ cần thiết từ “người cha” trong đó có cả hoóc môn thường chỉ thấy ở những con cái. “Người mẹ” vẫn hoàn toàn vắng mặt trong suốt thời gian này và mỗi ngày chỉ đến thăm các con một lần, để “tái đảm bảo” mối quan hệ với “người cha” mà thôi.
Loài động vật hữu nhũ lớn nhất trên cạn này cũng là loài có thời gian “thai nghén” dài nhất trong các loài động vật hữu nhũ, trung bình 22 tháng. Voi thường đẻ một con mỗi lứa và con con sống hoàn toàn vào sữa mẹ trong vòng từ 4-6 năm. Người ta thường nghĩ rằng những năm tháng hi sinh của voi mẹ và sự bảo vệ của bầy đàn sẽ cho voi con sức khỏe tốt khi trưởng thành, nhưng trên thực tế, rất ít voi con sống sót được đến tuổi trưởng thành.
Một con bạch tuộc cái chỉ có một mục đích duy nhất, đẻ được một lứa trứng thành công trong cuộc đời. Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương thường đẻ khoảng 20.0000 quả trứng trong hang của mình và bảo vệ chúng bằng mọi giá. Trong suốt một tháng chăm sóc trứng của mình, bạch tuộc cái gần như chết đói và thậm chí ăn một chi của chính mình trước khi rời xa đống trứng để tìm thức ăn. Khi trứng nở, đám con trôi nổi quanh đám sinh vật phù du, trong khi mẹ chúng chỉ loanh quanh tổ, nhưng quá yếu để tự vệ và thường làm mồi cho các loài ăn thịt.
Nuôi nấng thành công một đứa con thực sự là một thành tựu đáng nể đối với ông bố, bà mẹ cánh cụt này. Các cặp cánh cụt hoàng đế thường ve vãn nhau vào tháng 3 và tháng 4, khi nhiệt độ ở Nam cực vào khoảng -40 độ F. Chim cánh cụt hoàng đế cũng là loài sống “theo pháp luật”, một vợ, một chồng. Con cái sau khi đẻ một quả trứng sẽ giao trọng trách trông nom con cho con đực, còn “cô nàng” lên đường với hành trình hàng trăm km trở lại biển để bắt cá nuôn con. Khi trở về, “cô nàng” sẽ chuyển chỗ cho cả gia đình. Rồi sau đó cặp đôi thay phiên nhau chăm sóc con cái, trong khi “người kia” trở lại biển để kiếm thức ăn về.
Phan Anh
Theo Time