1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Nhật tưởng niệm vụ Hiroshima bị ném bom nguyên tử

(Dân trí) - Sáng nay (6/8), hàng chục nghìn người Nhật đã tham dự một buổi lễ tại Hiroshima, tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng, trong thảm kịch thành phố này bị Mỹ ném bom nguyên tử 69 năm về trước.

Khoảng 45.000 người đã tham dự buổi lễ tại Hiroshima sáng 6/8
Khoảng 45.000 ngưᷝi đã tham dự buổi lễ tại Hiroshima sáng 6/8

Các nạn nhân còn sống sót sau thảm kịch trên, người thân của những người đã thiệt mạng, thủ tướng Shinzo Abe cùng các quan chức chính phủ Nhật và các phái đoàn khách nước ngoài, trongĠđó có đại sứ Mỹ tại Nhật Caroline Kennedy, đã dành một phút mặc niệm vào đúng 8 giờ 15 phút sáng giờ địa phương, thời điểm quả bom nguyên tử phát nổ trên bầu trời, biến Hiroshima thành biển lửa.

Trong bài phát biểu của mình, thị trưᷟng Hiroshima Kazumi Matsui đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng các nhà lãnh đạo khắp thế giới tới thăm thành phố này, để trực tiếp chứng kiến những vết sẹo của bom nguyên tử còn hằn lại nơi đây.

“Tổng thống Obama và các nhà Ŭãnh đạo các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, xin hãy đáp lại lời kêu gọi bằng cách tới thăm các thành phố bị ném bom nguyên tử càng sớm càng tốt, để tận mắt thấy những gì đã xảy ra”, ông Matsui nói. “Nếu làm vậy, các ngài sẽ bị thuyết phục rằng vũ khí Ũạt nhân là ác quỷ đích thực, và không được phép cho tồn tại thêm nữa”.

Ước tính, 140.000 người đã thiệt mạng tính tới tháng 12/1945, sau khi một quả bom nguyên tử được một chiếc máy bay ném bom B-29 của Mỹ có tên Enola Gay thả xuốnŧ Hiroshima hôm 6/8/1945.

Ba ngày sau thời khắc kinh hoàng trên, đến lượt thành phố cảng Nagasaki bị ném bom, khiến khoảng 70.000 người thiệt mạng. Đến ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng quân đồng minh, chấm dứt chiến tranh.

Ċ

Các nhà sử học đến nay vẫn tranh cãi về việc liệu 2 quả bom nguyên tử trên có phải là tác nhân thúc đẩy Nhật đầu hàng nhanh hơn hay không, và ngăn ngừa thêm thương vong có thể xảy ra nếu tiến hành đổ bộ trên đất liền như kế hoạch đã địnŨ.

Hai thành phố bị ném bom nêu trên từ lâu đã luôn đi đầu trong các hoạt động chống hạt nhân, với tuyên bố bom nguyên tử là “ác quỷ thực sự”.

Rất nhiều nạn nhân còn sống sau vụ ném bom nguyên tử đã bày tỏ sự phᶣn đối sử dụng năng lượng hạt nhân vào cả mục đích dân sự lẫn quân sự, với dẫn chứng là hàng chục nghìn người đã bị thiệt mạng ngay tức khắc trong vụ ném bom tại Hiroshima, và thêm nhiều người khác thiệt mạng do các bệnh liên quan đến phóng xạ và ung thư sau đó.


Thanh Tùng
Theo AFP, AP