1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Nhật ra sách trắng quốc phòng, cảnh báo "hành động nguy hiểm" của Trung Quốc

(Dân trí) - Nhật Bản ngày 5/8 đã công bố sách trắng quốc phòng, trong đó cảnh báo rằng các hành động nguy hiểm của Trung Quốc liên quan tới tuyên bố chủ quyền ở Hoa Đông có thể dẫn tới các hệ quả không lường trước được trong khu vực.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cam kết tăng chi tiêu quốc phòng.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cam kết tăng chi tiêu quốc phòng.

Sách trắng quốc phòng thường niên đã được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và các bộ trưởng của ông thông qua trong một cuộc họp nội các vào sáng nay. Tài liệu đã gia tăng chỉ trích việc Trung Quốc đơn phương công bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) hồi năm ngoái.

ADIZ của Trung Quốc đã gây ra sự chỉ trích trong khu vực cũng như sự lên án từ Washington, trong khi các nhà bình luận bày tỏ lo ngại về nguy cơ gia tăng xung đột vũ trang giữa hai cường quốc châu Á.

Tài liệu của Tokyo, vốn lưu ý rằng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần trong thâp niên qua, cho hay Nhật Bản đang nhìn thấy một môi trường an ninh "ngày càng nguy hiểm".

"Nhật Bản rất lo ngại về sự thiết lấp ADIZ ở Hoa Đông, vốn là một hành động đặc biệt nguy hiểm, gây leo thang tình hình và có thể dẫn tới các hệ quả không lường trước được trong khu vực", sách trắng dày 505 viết.

"Liên quan tới các xung đột vì lợi ích biển, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp hung hăng, trong đó có nỗ lực thay đổi hiện trạng bằng các biện pháp ép buộc, vốn đi ngược với trật tự và luật pháp quốc tế hiện thời", sách trắng của Nhật viết.

"Các biện pháp đó có thể gây ra những lo ngại về đường hướng tương lai của Trung Quốc", tài liệu cho biết thêm.

"Nhân tố gây mất ổn định nghiêm trọng"

Sách trắng quốc phòng của Nhật cũng cảnh báo về việc Triều Tiên liên tục sử dụng các hành động và ngôn từ khiêu khích.

"Những khuynh hướng quân sự như vậy tại Triều Tiên có thể tạo nên một nhân tố mất ổn định nghiêm trọng đối với an ninh không chỉ của Nhật mà còn cả khu vực và cộng đồng quốc tế", tài liệu viết.

Sách cũng đề cập tới các tranh chấp lãnh thổ khác, trong đó có quần đảo Takeshima/Doko đang tranh chấp với Hàn Quốc, và Quần đảo Kurils đang tranh chấp với Nga mà Tokyo gọi là Các vùng lãnh thổ phương Bắc.

"Các vấn đề lãnh thổ này vẫn chưa được giải quyết", tài liệu cho hay.

Chi 240 tỷ USD cho mua sắm vũ khí
 
Ngân sách quốc phòng của Nhật đã giảm kể từ năm 2002 nhưng lại tăng 2,2% trong tài khóa hiện thời, theo sách trắng.

Thủ tướng Abe đã cam kết đẩy mạnh chi tiêu cho Các lực lượng phòng vệ Nhật Bản, trong khi Tokyo hồi tháng trước cũng nới lỏng các quy định đối với quân đội, cho phép sử dụng quyền phòng vệ tập thể để bảo vệ các đồng minh.

Động thái đó là một sự thay đổi lớn trong lập trường hòa bình của Nhật thời hậu Thế chiến II.

Chính phủ của ông Abe còn dỡ bỏ lệnh cấm về xuất khẩu vũ khí.

Nội các của Thủ tướng Abe đã nhất trí chi 24,7 nghìn tỷ yen (240 tỷ USD) trong giai đoạn 2014-2019 để mua sắm vũ khí quân sự, trong đó có máy bay do thám, tàu ngầm, máy bay chiến đấu và phương tiện đổ bộ.

An Bình
Theo AFP, Kyodo

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm