1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Nhật "mài gươm" bảo vệ Senkaku

Nhật có thể tái vũ trang và chế tạo vũ khí hạt nhân, điều đó có thể quân bình sức mạnh với Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng dẫn tới chạy đua vũ trang tiềm ẩn nguy hiểm trong khu vực.

Thủ tướng Nhật và cũng là lãnh tụ Đảng Dân chủ-Tự do cầm quyền Sinzo Abe đang có ý định tiến hành trên quy mô lớn cuộc vận động đưa vào Hiến pháp Nhật Bản những điểm sửa đổi, bổ sung nhằm xây dựng ở nước này một quân đội đúng nghĩa.

Nhiều chính khách nhận định, những hạn chế lớn nhất đối với khả năng duy trì một cấu trúc quân sự của Nhật Bản là tình hình tài chính của đất nước khó khăn, chứ không phải là Hiến pháp. Các nhà nghiên cứu chính trị thiên về ý kiến, cái giá của việc đưa vào đạo luật gốc của đất nước những điểm sửa đổi, bổ sung một cách chính thức có thể sẽ quá cao, đặc biệt trên bình diện các mối quan hệ quốc tế. Trung Quốc và Hàn Quốc có thể hiểu động thái này như một cử chỉ không hữu nghị từ phía Nhật đối với họ.

Hơn nữa, Nhật Bản sẽ không thể kỳ vọng giữ được lâu hơn danh hiệu “quốc gia theo chủ nghĩa hòa bình”, đã từng là một phần danh tiếng không thể tách rời của đất nước mặt trời mọc, và điều này có thể gây ra tác động bất ổn tới toàn bộ khu vực châu Á.

Nước Nhật và nhiệm vụ bảo vệ Senkaku

Chỉ ít ngày sau khi được tái cử chức Thủ tướng, ông Sinzo Abe đã khẳng định chủ quyền của Nhật Bản đối với chuỗi đảo nhỏ phía Đông Sekaku (Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc), mà hiện nay 2 siêu cường –Trung Quốc và Nhật Bản- đang tranh chấp. Ngoài ra, nước Nhật cũng đang ở trong tình trạng tranh chấp kéo dài hàng thế kỷ nay với Hàn Quốc hòn đảo mà người Nhật gọi là Takeshima, còn ở Hàn Quốc có tên Dokdo. Quần đảo Senkaku được coi là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của nước Nhật cả về mặt lịch sử cũng như theo luật pháp quốc tế. Vấn đề chủ quyền lãnh thổ của các hòn đảo (quần đảo) chưa hề được nêu lên trước năm 1971 cho tới khi người ta nói về khả năng ở đó có những mỏ dầu. Từ thời điểm ấy chính quyền Trung Quốc và Đài Loan bắt đầu tuyên bố những yêu sách của họ đối với các vũng lãnh thổ này.

Về mặt địa lý quần đảo Senkaku bao gồm những hòn đảo nhỏ: Uotsuri, Katakodzima, Minamikodzima, Cuba, Taisho Okinokitaiva, Okinominamiva và Tobise. Khi phân chia những phần lãnh thổ của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ II, theo hiệp định hòa bình San Francisco, những đảo này được đặt dưới quyền quản lý của Hoa Kỳ. Chúng chỉ mới được trao trả cho người Nhật vào tháng 5/1972.

Tàu tuần duyên Nhật chặn tàu cá Trung Quốc xâm nhập khu vực Senkaku/Điếu Ngư.

Tàu tuần duyên Nhật chặn tàu cá Trung Quốc xâm nhập khu vực Senkaku/Điếu Ngư.
 
Quần đảo Senkaku đã được các nhà địa chất và dân tộc học khảo sát rất kỹ lưỡng- kết quả cho thấy, lãnh thổ này chưa bao giờ thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc. Văn phòng nội các Nhật đã ra một nghị quyết phù hợp với luật pháp quốc tế, chính thức sáp nhập quần đảo Senkaku vào tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Trước thời điểm, khi chưa nảy sinh vấn đề khai thác các mỏ dầu ở thềm lục địa biển Đông Hải, chẳng ai quan tâm tới quần đảo này.

Nhật Bản sẽ tái vũ trang

Những nguyên nhân đích thực của sự căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, ở một chừng mực nào đó, là hậu quả của sự kình địch từ xưa. Cách đây chưa lâu, Phó thủ tướng Nhật Taro Aso đã tuyên bố rằng, chưa có ngày nào trong lịch sử 1.500 năm qua các mối quan hệ của Nhật Bản với Trung Quốc diễn ra hòa thuận. Hiện nay cuộc xung đột trở nên quyết liệt hơn bởi những yếu tố khách quan trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và biểu hiện suy thoái kinh tế ở Nhật Bản. Chủ nghĩa dân tộc ở những nước này là một bộ phận cấu thành hệ tư tưởng và giới lãnh đạo phải chứng tỏ sự cứng rắn của mình trước các đối thủ.

Tàu tuần duyên Nhật chặn tàu cá Trung Quốc xâm nhập khu vực Senkaku/Điếu Ngư.

Nhật có thể sẽ sửa hiến pháp, thay đổi chính sách quốc phòng theo hướng tái vũ trang đầy đủ cho quân đội. Ảnh: Tàu đổ bộ đệm khí xuất kích tập trận từ tàu sân bay hải quân Nhật.
 
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, nước Nhật cũng chưa khôi phục được hoàn toàn tính đồng nhất dân tộc của mình, ở chừng mực nào đó, nước này một lần nữa rơi vào tình huống khó xử trong việc lựa chọn đồng minh và đối thủ. Nhật Bản ở vào hoàn cảnh phải phân thân, cùng một lúc vừa có nhu cầu hành động như một nước lớn, vừa phải cố gắng tôn trọng những lợi ích của Mỹ.

Trong tương lai nước Nhật có thể tái vũ trang và chế tạo vũ khí hạt nhân của mình, điều đó có thể quân bình sức mạnh của nước này và Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang tiềm ẩn nguy hiểm trong khu vực. Hoặc là Nhật Bản có thể “kết thân” với Trung Quốc, và bằng cách đó quay lưng lại với Mỹ. Bước đi như thế có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh và giúp cho Trung Quốc chứ không phải Hoa Kỳ trở thành siêu cường bá chủ thế giới.

Về phía mình, cả Nhật Bản lẫn Hàn Quốc đều coi Mỹ là đồng minh thân cận nhất ở khu vực châu Á, có thể làm cân bằng ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc. Về Hàn Quốc, thì như đã nói ở trên, với nước này Nhật Bản cũng có sự xung đột lợi ích về hòn đảo mà phía Hàn Quốc gọi là Dokdo, còn người Nhật- Takesshima. Tổng thống Hàn Quốc đến thăm đảo này hồi năm ngoái đã gây ra làn sóng công phẫn chưa từng có của người Nhật. Các mối quan hệ xấu đi đã gây ra những hậu quả vật chất. Hàn Quốc hủy bỏ hợp đồng trao đổi với Nhật Bản các tin tức tình báo về Bắc Triều Tiên, mà người Mỹ cũng quan tâm. Còn nước Nhật thì đang cân nhắc vấn đề gia hạn thỏa thuận về trao đổi ngoại hối, mặc dù mỗi năm có khoảng 5 triệu du khách xuất- nhập cảnh giữa 2 nước, và các nhà lãnh đạo phải hóa giải được những bất đồng.

Hàn Quốc và Nhật Bản cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa thể đánh giá một cách thỏa đáng những hành động của các bên trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ II. Chủ yếu điều này liên quan tới Hàn Quốc- bên cho rằng, Nhật Bản đã xin lỗi và đền bù chưa thỏa đáng trong vấn đề “phụ nữ Hàn Quốc bị binh lính Nhật bắt buộc làm nô lệ tình dục” trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc. Gần đây hai Bộ trưởng ngoại giao Fumio Kishida và Yun Bin Xie đã hội đàm tại Bruney và nhất trí hướng tới tương lai các mối quan hệ giữa 2 quốc gia. Đây là cuộc gặp đầu tiên như thế trong suốt 9 tháng căng thẳng.

Nhật Bản và Hàn Quốc ràng buộc lẫn nhau bởi những vấn đề mang tính toàn cầu, liên quan tới chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên và sự gia tăng tiềm lực kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Trong khi đó Mỹ nỗ lực gây ảnh hưởng tới các mối quan hệ Nhật-Hàn. Trung Quốc, theo hãng Reuter đưa tin, đã tuyên bố sẽ tham gia cuộc gặp gỡ cấp cao Nhật-Hàn với điều kiện Tokyo công nhận các đòi hỏi của nước này đối với quần đảo Senkaku. Vào tháng 7/2013, trong cuộc gặp 3 bên giữa các Bộ trưởng ngoại giao Nhật, Mỹ và Hàn Quốc, 3 nhà ngoại giao cao cấp đã khẳng định rằng, họ không chấp nhận việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân và kêu gọi thực thi những hành động để phi hạt nhân hóa CHDCND Triều Tiên.

Tàu tuần duyên Nhật chặn tàu cá Trung Quốc xâm nhập khu vực Senkaku/Điếu Ngư.

Nhật đang tăng cường đóng mới các tàu chiến hiện đại và mua chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ nhằm đối phó với các nguy cơ an ninh.
 
Hiện nay những nguyên tắc phòng vệ chủ yếu của Nhật Bản tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ các đảo (quần đảo) và hải phận của mình ở phía Nam. Chính phủ nước này tuyên bố rằng, để chống lại cuộc tiến công chiếm các đảo, Nhật Bản cần có một quân đội đúng nghĩa, nước này sẽ củng cố các lực lượng Hải quân và Không quân của mình bằng cách đóng mới và mua sắm các tàu ngầm, tàu sân bay và cả những máy bay tiêm kích thế hệ mới.

Để nâng cao sức mạnh cho các lực lượng vũ trang của mình, Nhật Bản có thể phải “thắt lưng, buộc bụng” chặt hơn và tiết giảm nhiều khoản chi ngân sách khác. “Điều kỳ diệu về kinh tế” thời hậu chiến của nước Nhật chưa phải là lần cuối cùng dự trên sự giảm thiểu chi phí quân sự, và việc quân sự hóa Nhật Bản sẽ được phản ánh như thế nào trong nền kinh tế nước này, đặc biệt là trong thời khủng hoảng- đang là một câu hỏi lớn.

                                                                               Theo Đỗ Ngọc Inh
Tiền phong

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm