1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nhật hạ thủy chiếc 22DDH thứ 2, vượt xa Trung Quốc

Nhật đã hạ thủy tàu khu trục trực thăng thứ 2 lớp 22DDH-Izumo, đưa sức mạnh của lực lượng tự vệ trên biển nước này vượt trội hải quân Trung Quốc.

Nhat ha thuy chiec 22DDH thu 2, vuot xa Trung Quoc

Nhật hạ thủy tàu đổ bộ trực thăng thứ 22 lớp 22DDH

Ngày 27-8, chiếc tàu khu trục chở trực thăng thứ 2 thuộc lớp 22DDH, hay còn gọi là lớp Izumo của hải quân Nhật Bản đã hạ thủy tại xưởng đóng tàu IHI Marine United ở thành phố cảng Yokohama. Đây là chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ thứ II.

Khu trục hạm chở trực thăng DDH-184 được vinh dự mang tên của chiếc tàu sân bay từng tham gia các cuộc tấn công ở Trân Châu Cảng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II và bị đánh chìm trong trận Midway là chiếc Kaga.

Con tàu có tính năng tương đương các tàu sân bay trực thăng mặt boong phẳng của phương Tây, có lượng giãn nước lên tới 24.000 tấn - lớn hơn cả Mistral của Pháp sẽ chính thức hoạt động trong lực lượng hải quân Nhật Bản vào tháng 3-2017.

DDH-184 Kaga là chiếc tàu sân bay chở trực thăng thứ 2 cùng lớp với chiếc tàu sân bay DDH-183 Izumo đã được hạ thủy vào tháng 8-2013 và được biên chế chính thức cho hải quân Nhật Bản hồi tháng 3 vừa qua.

Sau khi hoàn tất bản kế hoạch đóng 2 tàu này, hải quân Nhật Bản sẽ cân nhắc về việc có triển khai đóng tiếp những con tàu khác hay không.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết vai trò chính của hai chiếc tàu sân bay chở trực thăng này là thực hiện các mục đích hòa bình. Theo đó, con tàu có thể được điều ra nước ngoài, tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình, cứu trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc.

Nhat ha thuy chiec 22DDH thu 2, vuot xa Trung Quoc

Tàu khu trục chở trực thăng DDH-184 Kaga trong lễ hạ thủy

Các chuyên gia quân sự cho rằng, với kích thước lớn và kết cấu mặt boong tàu, nó có thể hoạt động như một tàu đổ bộ tấn công kiểu phương Tây, với khả năng nang theo các chiến đấu cơ cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng kiểu như AV-8 Harrier hay F-35B của Mỹ.

Thông thường đây được xem như là vũ khí tấn công và nếu vậy sẽ bị cấm theo hiến pháp của nước này. Tuy nhiên, Nhật Bản luôn gọi con tàu này là tàu khu trục chở trực thăng. Tuy nhiên, dù với tên gọi nào, sức mạnh của nó vẫn ngang ngửa với các tàu đổ bộ Âu-Mỹ, trên cơ các tàu đổ bộ Nga-Trung.

Tính năng thiết kế ban đầu của chiến hạm lớp 22DDH

DDH-183 Izumo có chiều dài 248m, rộng 38m, mớn nước 7m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 19.500 tấn, đầy tải 27.000 tấn. Thủy thủ đoàn 470 người và chuyên chở thêm được 500 lính thủy đánh bộ.

Tàu khu trục này có khả năng chở tối đa 14 chiếc trực thăng, bao gồm trực thăng chống ngầm Sikorsky/Mitsubishi SH-60K Seahawk và trực thăng rà phá thủy lôi AgustaWestland/Kawasaki MCH-101. Tại một thời điểm, Izumo được thiết kế để cho phép 5 máy bay đồng loạt cất, hạ cánh trên boong.

Ngoài ra, trong nhiệm vụ tác chiến đổ bộ, nó có thể trang bị loại máy bay vận tải cánh quạt nghiêng, phiên bản hải quân đánh bộ MV-22 Osprey (phiên bản không quân là CV-22), đặt mua từ Mỹ.

Nhat ha thuy chiec 22DDH thu 2, vuot xa Trung Quoc

Các tàu lớp Izumo hoàn toàn có thể mang theo các máy bay tiêm kích Mỹ F-35B

Tuy nhiên, đây là những loại trang bị, vũ khí được đề xuất theo thiết kế ban đầu, còn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các tàu lớp Izumo có khả năng đảm nhận rất nhiều chức năng và thực hiện nhiều yêu cầu nhiệm vụ so với ý định thiết kế ban đầu.

Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, các tàu lớp 22DDH có thể sử dụng với 3 chức năng như sau:

Làm “Kỳ hạm chỉ huy thông tin - tình báo”

Trong văn kiện mang tên “Cơ chế vận hành 4 khu trục hạm DDH”, ban hành tháng 1/2014, Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản đã quy định, chức năng đầu tiên của 22DDH là “Kỳ hạm chỉ huy thông tin - tình báo” (FIC), là đầu não chỉ huy tác chiến liên hợp quân binh chủng.

Với vai trò này, Izumo sẽ được tích hợp vào “Hệ thống chia sẻ thông tin chiến thuật liên hợp quân binh chủng” (JTIDS) của Mỹ. Tàu sẽ thu nhận các thông tin từ máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không E-767, E-2C/D, máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion.

Sau đó, Izumo có thể chỉ huy toàn bộ các máy bay chiến đấu F-35B, F-15J, F-2, các loại trực thăng cùng toàn bộ tàu chiến trong hạm đội, nâng cao cực đại năng lực chiến đấu của hải quân và khả năng tác chiến hiệp đồng quân binh chủng của Nhật.

Làm đúng nhiệm vụ một tàu sân bay trực thăng

Với phương thức tác chiến đổ bộ tầm xa, Izumo có thể đảm nhận đúng chức năng được công bố là phương tiện chuyên chở trực thăng, vận chuyển trang bị và lính thủy đánh bộ từ biển vào bờ, nâng cao năng lực tác chiến đổ bộ, đánh chiếm đảo của hải quân Nhật.

Nếu sử dụng nó như một tàu sân bay trực thăng trong hình thức tác chiến đổ bộ, tuy sẽ nâng cao khả năng đổ bộ viễn chinh của Nhật Bản nhưng lai lãng phí khả năng của nó.

Nguyên nhân là do Nhật hiện cũng đã có 2 tàu đổ bộ 18.000 tấn thuộc lớp Hyuga, đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ này. Việc sử dụng tới 4 con tàu lớn chỉ cho nhiệm vụ tác chiến đổ bộ là điều quá lãng phí.

Hơn nữa, vùng biển Hoa Đông cũng không lớn, đáy biển nông, hoàn toàn không cần dùng tới những chiến hạm cỡ lớn như Izumo, chỉ cần Hyuga và các tàu đổ bộ cỡ nhỏ hơn thuộc lớp Osumi cũng là quá đủ.

 

 

Nhật đã có 2 tàu đổ bộ trực thăng lớp Hyuga

 

Sử dụng theo kiểu một tàu đổ bộ tấn công kiểu Mỹ

Phương thức tác chiến thứ 2 là sử dụng Izumo theo mô hình tàu đổ bộ tấn công mang máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng kiểu F-35B của Mỹ. Sử dụng theo mô hình này, Izumo vừa có khả năng đổ bộ vừa có khả năng kiểm soát không phận và tấn công đất liền.

Nếu Izumo đảm nhận chức năng kiểu này sẽ tăng cường khả năng tấn công mặt đất và kiểm soát không phận trên biển, có vai trò cực kỳ quan trọng tác chiến đổ bộ quy mô lớn.

Trên thực tế việc thiết kế như một tàu đổ bộ tấn công kiểu Mỹ khiến DDH-183 có khả năng tấn công rất mạnh. Theo tính toán của các chuyên gia quân sự Mỹ, trong nhiệm vụ kiểm soát không phận, nếu loại bỏ máy bay trực thăng, nó có thể mang theo từ 15-20 chiếc F-35B.

Trung Quốc sợ điều gì ở các tàu đổ bộ trực thăng Izumo?

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc chỉ mang được tối đa 24 chiếc J-15, mà tính năng của những tiêm kích hạm loại này còn kém xa F-35B. Như vậy, hàng không mẫu hạm Trung Quốc sẽ hoàn toàn thất bại khi phải đối đầu với tàu khu trục lớp 22DDH của Nhật Bản nếu chúng được trang bị loại máy bay này.

 

 

Trung Quốc rất lo ngại Nhật biến Izumo thành các tàu đổ bộ tấn công kiểu Mỹ

 

Điều này đồng nghĩa với việc Nhật sẽ hoàn toàn kiểm soát được không phận và hải phận biển Hoa Đông, chiếm ưu thế lớn trong tác chiến đổ bộ đánh chiếm hoặc tái chiếm đảo. Đồng thời những chiếc F-35B có thể kết hợp với F-15J tấn công thọc sâu vào đất liền đối phương.

DDH-183 Izumo sử dụng theo hướng này sẽ là hợp lý và cực kỳ hiệu quả. Đây cũng là mô hình tác chiến mà Trung Quốc sợ nhất, bởi mặc dù có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển nhưng nước này và cả Nga vẫn chưa đủ khả năng đóng các tàu đổ bộ loại này.

Các chuyên gia quân sự nước này nhiều lần khẳng định, việc Trung Quốc ồ ạt đóng các tàu sân bay kiểu cổ điển của Nga là sai lầm vì thời gian đóng lâu, tính năng không nổi trội, lượng máy bay mang theo ít, khó sánh được với sức mạnh và sự cơ động của các tàu đổ bộ trực thăng Nhật.

Thời gian qua, có thông tin cho rằng, Trung Quốc đang nhắm tới 2 tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral mà Pháp không bàn giao cho Nga và sẵn sàng trả giá cao để có chúng nhằm tăng cường sức mạnh trên biển, để đối phó với lực lượng tự vệ trên biển đang ngày càng mạnh mẽ của Nhật Bản.

Tuy nhiên, phương Tây, đặc biệt là Mỹ sẽ không bao giờ để điều này xảy ra vì không muốn “chắp cánh” cho Trung Quốc đối phó với mình. Do đó, từ nay đến khi các tàu sân bay quốc nội thế hệ mới của nước này có đủ khả năng tác chiến vào năm 2025, hải quân Nhật sẽ là thống soái ở biển Hoa Đông.

Theo Thiên Nam

Đất Việt

Nhật hạ thủy chiếc 22DDH thứ 2, vượt xa Trung Quốc - 6