1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ngụy biện khó đỡ của quan tham Trung Quốc

Trung Quốc đã thu hồi 38,7 tỷ NDT sau khi ráo riết thực hiện chiến dịch diệt tận gốc tội phạm tham nhũng "cả hổ lẫn ruồi" do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra từ năm 2012.

Mới đây, dư luận tiếp tục “phát sốt” khi truyền thông nước này đăng tải những lời khai trơ tráo, đến mức khó đỡ của một số quan tham.

Ngụy biện khó đỡ của quan tham Trung Quốc - 1

Đào Hồng Vỹ

Sướng rân từng thớ thịt khi được tâng bốc

Đào Hồng Vỹ, nguyên Phó chánh văn phòng thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, bị Tòa án trung cấp thành phố Lạc Sơn tuyên án tù chung thân vì tội nhận hối lộ. Từ năm 2003-2012, thời gian giữ chức Bí thư quận ủy, chủ tịch quận Kim Khẩu Hà (Lạc Dương), Bí thư huyện ủy Giáp Giang, Đào đã lợi dụng chức vụ, bỏ túi phi pháp 6,185 triệu NDT, 20.000 USD, 5 bức tranh quý, 2 đồng hồ “xịn”...

Thời kỳ Đào làm Phó Chủ tịch quận  Kim Khẩu Hà hồi năm 1997 cũng là lúc quận này nhận được nhiều chính sách ưu đãi từ chính phủ nên kinh tế tăng trưởng rõ rệt, nhờ đó ông ta cũng ngày một leo cao.

“Mỗi khi nghe người khác gọi là ông chủ, ông lớn, tôi cảm thấy từng sợi thần kinh, từng thớ thịt trên cơ thể mình khoan khoái lạ thường” – quan tham Đào kể lại “thời hoàng kim”. Thời điểm này, nhiều người tặng biếu tiền bạc, quà cáp để cảm ơn đã giúp đỡ và từ đây ông ta trượt dài trên con đường tha hóa. “Tôi “vung thanh kiếm quyền lực” để nhận hối lộ. Vợ con tôi và “tay chân” thân cận đều cùng tôi làm việc xấu” – quan chức này nói.

Ngụy biện khó đỡ của quan tham Trung Quốc - 2

Hạ Đại Vinh

Tiền bạc từng là lẽ sống khi làm lãnh đạo

Đó là lời khai nhận của Hạ Đại Vinh, nguyên Phó  Chủ tịch thành phố Lạc Sơn. Năm 2012, ông này bị ngồi tù 30 năm vì nhận hối lộ 4,45 triệu NDT, 20.000 USD và 10.000 đô la Hồng Kông từ năm 1994-2011.

Tổng kết nguyên nhân đi vào con đường tội lỗi, ông Hạ kết luận, thời gian làm lãnh đạo không phân định rõ ranh giới kinh doanh và làm chính trị, những giá trị liêm chính của một cán bộ bị “tống ra khỏi đầu”, chỉ vắt óc nghĩ cách làm sao để vừa làm quan vừa phát tài.

Quan tham này ngang nhiên  coi thường kỷ luật, không hề che đậy việc thu nhận tiền bạc của người khác, vi phạm quy định kinh doanh, trao đổi lợi ích lấy tiền bạc. Hạ Đại Vinh  từng nghĩ rằng tham quan rất nhiều, bị xử lý lại rất ít và tự nhủ với bản thân rằng sẽ không đen đủi nằm trong nhóm số ít lãnh đạo bị “sờ gáy”.

Ngụy biện khó đỡ của quan tham Trung Quốc - 3

Lưu Thiết Nam

Lo sợ năm tháng tuổi già

Nguyên Cục trưởng Cục Tài nguyên năng lượng, Phó  Chủ tịch Ủy ban Cải cách phát triển quốc gia Trung Quốc – Lưu Thiết Nam phạm tội lợi dụng chức vụ, cùng con trai thu lời bất chính hơn 35,58 triệu NDT. Tháng 12 năm ngoái, quan tham Lưu đã bị phán quyết án tù chung thân. Khai nhận lý do lầm đường lạc lối, Lưu Thiết Nam nói rằng “cảm thấy vợ con chịu thiệt thòi” “muốn làm nhiều hơn cho con trai” và “lo lắng cuộc sống của bản thân khi về già, nghỉ hưu”.

Ngụy biện khó đỡ của quan tham Trung Quốc - 4

Dư Trị Bình

Không muốn bị coi là thần kinh bất thường

Tháng 8-2010, nguyên Phó  Chủ tịch thành phố Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên Dư Trị Bình vì tội ăn hối lộ nên ngồi tù 30 năm. Ông ta từng tự nhủ, nước quá trong thì không có cá (người tốt quá sẽ không có gì). Nếu một mình đơn độc, từ chối “ý tốt” của người khác; không biếu tặng cấp trên thì sẽ bị coi là “lạc loài”, thần kinh không bình thường. Điều này không chỉ gây khó khăn khi làm việc mà còn ảnh hưởng tới con đường thăng tiến. “Vậy nên, mỗi lần người khác cảm ơn bằng tiền bạc và quà biếu tôi đều vui vẻ nhận” – quan tham Dư khai nhận.

Ngụy biện khó đỡ của quan tham Trung Quốc - 5

Đàm Tân Sinh

Nhận hối lộ... vì sự phát triển kinh tế

Năm 2009, nguyên Phó chủ tịch huyện Đồng Nam, thành phố Trùng Khánh Đàm Tân Sinh nhận án 12 năm tù vì ăn của đút lót. Ngụy biện cho hành vi của mình, Đàm cho hay không có động cơ riêng khi nhận hối lộ, tất cả là một phần của công việc, vì sự phát triển kinh tế của huyện.

Ngụy biện khó đỡ của quan tham Trung Quốc - 6

Từ Tinh

Tham ô để... bồi dưỡng nhân tài 

Từ Tinh – nữ giáo sư Trung tâm thực nghiệm Viện Công nghệ thông tin thuộc Đại học Công nghiệp Bắc Kinh khai nhận việc mình tham ô hơn 900.000 NDT là để “bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, bởi 300.000 NDT trong số tiền biển thủ này dùng cho con gái của bà đi du học. Số còn lại, bà Từ sung sướng hưởng thụ, mua nhà, mua xe.

Ngụy biện khó đỡ của quan tham Trung Quốc - 7

Viên Phong Kiếm

Thay đất nước tích trữ tiền bạc

Năm 2002, Viên Phong Kiếm – nguyên Phó chủ tịch tỉnh Mông Âm, tỉnh Sơn Đông “ngã ngựa” vì tham ô hơn 5,6 triệu NDT từ công quỹ. Số tiền rút két này ông ta cất giữ cẩn thận, gần như không tiêu xài. Vậy nên, Viên ngụy biện rằng, ông ta “thay đất nước tích trữ của cải”.

Không biết rằng tham ô là trọng tội

Đó là lời tuyên bố “xanh rờn” của nguyên Giám đốc Sở Thủy lợi thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên Tào Quế Phương – người ngồi tù 7 năm vì tội tham ô. Trả lời một cuộc phỏng vấn khi ở trong tù, bà ta cho hay, “thời gian bị điều tra, tôi vẫn nghĩ rằng lượng tiền biển thủ của mình không nhiều, chỉ cần chủ động chạy chọt là thoát tội. Cho đến khi chính thức bị bắt giữ, “quan bà” mới biết tham ô là trọng tội.

Theo Đỗ Mai/Vistastory/China

An ninh Thủ đô

Ngụy biện khó đỡ của quan tham Trung Quốc - 8