1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Người Anh lo lắng khi Trung Quốc xây nhà máy điện hạt nhân

(Dân trí) - Quyết định của Bộ trưởng Tài chính Anh Geogre Osborne về thỏa thuận đề nghị Trung Quốc hỗ trợ thiết kế và xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở nước này đang vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích từ trong nước.

 


Bên ngoài một nhà máy điện hạt nhân ở Hinkley (Ảnh: RT)

Bên ngoài một nhà máy điện hạt nhân ở Hinkley (Ảnh: RT)

Tháng trước, Bộ trưởng Osborne đã gạt bỏ những quan ngại khi công bố thỏa thuận, bất chấp những ý kiến chỉ trích cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng "bẫy hoặc cửa sau" để cho phép nước này giành quyền kiểm soát hai nhà máy hạt nhân ở Anh trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa hai nước.

Phát biểu trong chuyến thăm kéo dài năm ngày tới Trung Quốc hồi tháng Mười, Bộ trưởng Osborne từng nói: "Chúng ta sẽ có nhà mát điện hạt nhân mới. Điều này giúp tiết kiện tiềm thuế của người dân Anh và cung ứng nguồn năng lượng có carbon thấp. Dù cho các trang báo có đề cập đến vấn đề gì, chúng tôi vẫn hoan nghênh sự hợp tác của Trung Quốc".

Giới phân tích đánh giá các dự án nêu trên sẽ mang tới 100 tỷ bảng từ dòng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Anh trong thập niên tới.

Tuy nhiên, nhiều học giả ở Anh đã bày tỏ quan ngại việc cho phép Trung Quốc tham gia quá trình xây dựng nhà máy hạt nhân, công trình quốc gia quan trọng của Anh.

"Không ai ở châu Âu nghĩ tới điều này. Ngay cả Mỹ cũng không nghĩ rằng có một ngày họ để Trung Quốc tham gia vào quá trình xây dựng một công trình quốc gia quan trọng tới thế. Ý tưởng của Bộ Tài chính Anh thật bất ngờ và cứng nhắc. Không có nền kinh tế phát triển nào trên thế giới nơi tôi có thể nghĩ được rằng sẽ có sự tham dự của Trung Quốc trong một công trình như thế", Giáo sư kiêm cố vấn chính phủ Paul Dorfman tại Viện Năng lượng thuộc Đại học College London.

Tuy nhiên, Bộ Năng lượng và Biến đối khí hậu của Anh đã bảo vệ dự án trên. Thông báo của bộ này khẳng định: "Anh có những quy định rõ ràng về ngành công nghiệp hạt nhân... Khả năng quản lý độc lập của Anh bảo đảm rằng các lò phản ứng hạt nhân ở Hinkley sẽ được bảo vệ và luôn an toàn".

Trong khi đó, có những ý kiến cho rằng chính phủ Anh buộc phải tăng cường quan hệ với Trung Quốc nếu nước này không muốn bị tụt lại so với các cường quốc khác trên thế giới.

"Trung Quốc là một thế lực kinh tế, trong khi Anh cần nguồn vốn đầu tư. Quá trình thiết kế và xây dựng của Trung Quốc vẫn sẽ diễn ra dù bạn thích hay không thích. Câu hỏi quan trọng đặt ra hiện nay là làm thế nào Anh bảo vệ được an ninh quốc gia", ông Rafaello Pantucci, Giáo sư tại Viện Royal United Services, nhận xét.

Mới đây, trong bài viết đăng trên tờ Evening Standard hôm 15/10, cựu Bộ trưởng Thương mại Anh Vince Cable cho rằng Anh phải thiết lập quan hệ thương mại với Trung Quốc để tăng cường xuất khẩu và thu hút đầu tư.

"Điểm khởi đầu trong quan hệ thương mại giữa Anh và Trung Quốc là khá chậm nếu so với Pháp hay Đức, thậm chí là Nhật Bản và Mỹ. Tham vọng chính của Anh là thu hút đầu tư tử Trung Quốc, khai thác vào tiềm lực kinh tế của nước này. Dù vẫn sẽ có lời chỉ trích về việc đẻ Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực hạt nhân song vấn đề thực sự ở đây là mức độ hỗ trợ cho ngành công nghiệp này, không phải là quốc tịch của nhà đầu tư", cựu Bộ trưởng Cable viết.

Ngoài ra, ông Cable cũng cho rằng có ba nguy cơ chính khi tăng cường hợp tác kinh doanh với Trung Quốc. Đầu tiên, Anh phải đặt nhiều niềm tin vào Trung Quốc hơn để tránh những điều nghi kỵ. Thứ hai, nền kinh tế Trung Quốc không còn duy trì được đà tăng trưởng như những năm trước và đang có dấu hiệu trở nên bất ổn. Thứ ba, chế độ tại Trung Quốc không như các nền kinh tế đang nổi khác.

Dù với ba lo ngại nêu trên, cựu Bộ trưởng Thương mại Anh vẫn tiếp tục ủng hộ quan điểm cần phải hợp tác kinh doanh với Trung Quốc: "Tôi có những bất đồng với các nghị sỹ thuộc đảng Bảo thủ trong chính phủ liên minh song tôi ủng hộ dự án mà Bộ trưởng Tài chính đề xuất. Thủ tướng Cameron và Bộ trưởng Osborne luôn muốn Anh phát triển các mối quan hệ hữu nghị lâu dài với những cường quốc đang nổi như Trung Quốc hay Ấn Độ".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm chính thức Vương quốc Anh kéo dài 5 ngày từ 19-23/10 tới. Trong chuyến thăm, Chủ tịch Tập Cận Bình mong muốn có được mối quan hệ thân thiết với Anh, hơn hẳn các nước phương Tây khác.

Ngọc Anh

Theo RT

 

Người Anh lo lắng khi Trung Quốc xây nhà máy điện hạt nhân - 2