1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ngôi làng "Cực Lạnh" từng chịu đựng nhiệt độ -71,2 độ C

Ngôi làng Oymyakon - Nga được mệnh danh là ngôi làng lạnh nhất thế giới có người sinh sống với nhiệt độ trung bình tháng 1 khoảng -50 độ C.

Được biết đến với tên gọi "Cực Lạnh", nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận tại Oymyakon là -71,2 độ C vào năm 1924. Đây cũng là nhiệt độ thấp kỷ lục cho bất kỳ khu vực nào có người sinh sống lâu dài trên trái đất và thấp kỷ lục tại bán cầu Bắc.


Tấm biển đề Oymyakon, Cực Lạnh. Ảnh: Amos Chapple

Tấm biển đề Oymyakon, "Cực Lạnh". Ảnh: Amos Chapple

Hiện nay, ngôi làng có dân số khoảng 500 người. Tuy nhiên, vào những năm 1920 và 1930, Oymyakon chỉ là một nơi dừng chân cho những người chăn tuần lộc để lấy nước từ suối nước nóng.

Do lo sợ cộng đồng du mục tại đây khó kiểm soát và tụt hậu về công nghệ, văn hóa, chính quyền Xô viết quyết định xây dựng Oymyakon thành một nơi định cư lâu dài.


Một người đàn ông cho đàn bò uống nước. Ảnh: Amos Chapple

Một người đàn ông cho đàn bò uống nước. Ảnh: Amos Chapple

Trớ trêu thay, cái tên Oymyakon lại có nghĩa là "nước không đông" do ngôi làng nằm gần một suối nước nóng.

Hầu hết các ngôi nhà tại Oymyakon vẫn còn dùng than hoặc gỗ để đốt lò sưởi và không có nhiều tiện ích hiện đại.


Đàn bò trở về chuồng sau khi uống nước tại suối nước nóng. Ảnh: Amos Chapple

Đàn bò trở về chuồng sau khi uống nước tại suối nước nóng. Ảnh: Amos Chapple


Nhà máy nhiệt điện tại Oymyakon. Ảnh: Amos Chapple

Nhà máy nhiệt điện tại Oymyakon. Ảnh: Amos Chapple

Vì nhiệt độ quá thấp nên chẳng có loại cây gì mọc được, món ăn chính tại đây là thịt tuần lộc và thịt ngựa. Trong làng chỉ có một cửa hàng duy nhất cung cấp các nhu yếu phẩm cho người dân. Công việc chính của cư dân địa phương là chăn nuôi tuần lộc, săn bắn và đánh bắt cá.


Một nhà vệ sinh ngoài trời tại Oymyakon. Ảnh: Amos Chapple

Một nhà vệ sinh ngoài trời tại Oymyakon. Ảnh: Amos Chapple

Theo lời các bác sĩ, người dân Oymyakon không bị suy dinh dưỡng là nhờ sữa động vật tại đây chứa rất nhiều vi chất dinh dưỡng.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi cư dân địa phương được tôi luyện trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy. Không giống như những nước khác, ngôi trường duy nhất của Oymyakon chỉ đóng cửa nếu nhiệt độ xuống dưới -52 độ C.


Giống chó Laika Đông Siberia tại đây có lông rất dày để chịu đựng cái lạnh khắc nghiệt. Ảnh: Amos Chapple

Giống chó Laika Đông Siberia tại đây có lông rất dày để chịu đựng cái lạnh khắc nghiệt. Ảnh: Amos Chapple

Ngôi làng nằm ở vị trí cao 750 m so với mực nước biển. Thời gian của ban ngày có sự khác biệt vào các mùa khi chỉ có 3 giờ vào tháng 12 và kéo dài 21 giờ vào mùa hè.


Cửa hàng duy nhất trong làng. Ảnh: Amos Chapple

Cửa hàng duy nhất trong làng. Ảnh: Amos Chapple

Mặc dù thời tiết lạnh kinh hoàng vào mùa đông, nhiệt độ trên 30 độ C vào tháng 6, 7, 8 lại không phải là chuyện hiếm.

Khi sống tại Oymyakon, những vấn đề như mực trong bút đóng băng, kính mắt đông cứng trên mặt người, pin mất điện là chuyện xảy ra như cơm bữa. Thậm chí dân làng còn để động cơ xe hoạt động cả ngày vì sợ chúng không thể khởi động lại.


Một nữ sinh tại Oymyakon. Ảnh: Amos Chapple

Một nữ sinh tại Oymyakon. Ảnh: Amos Chapple

Cho dù có sóng điện thoại, phương tiện liên lạc này cũng không thể hoạt động trong thời tiết quá khắc nghiệt như ở Oymyakon.

Ngoài ra, việc chôn cất người chết cũng gặp nhiều rắc rối vì nhiệt độ quá thấp. Quá trình này có thể kéo dài đến 3 ngày khi mặt đất cần đạt được độ tan băng cần thiết để đào huyệt. Trước tiên, người ta sẽ đốt một đống lửa trong vài giờ rồi đẩy than nóng sang một bên và đào một cái hố sâu vài cm. Quá trình này lặp đi lặp lại trong nhiều ngày đến khi huyệt đủ sâu để chôn quan tài.


Ảnh: Amos Chapple

Ảnh: Amos Chapple

Một số công ty du lịch có tổ chức chuyến đi tham quan làng Oymyakon để du khách có dịp trải nghiệm cuộc sống trong tình trạng đông đá.


Con đường dẫn tới Oymyakon. Ảnh: Amos Chapple

Con đường dẫn tới Oymyakon. Ảnh: Amos Chapple

Bảo Hạnh

Người lao động