1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ngoại trưởng Đức thăm Ukraine và Nga thúc đẩy giải pháp hòa bình

Chuyến thăm 2 nước diễn ra trong bối cảnh bạo lực ở miền Đông Ukraine leo thang trở lại bất chấp thỏa thuận ngừng bắn ở Minsk ngày 5/9.

Đức mong muốn các cuộc tiếp xúc giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với các nhà lãnh đạo thế giới, tại Hội nghị thượng G-20 tại Australia vừa qua, sẽ đem đến một bầu không khí thuận lợi hơn để các bên đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn lâu dài ở miền Đông Ukraine.
 
Đó là khẳng định của Ngoại trước Đức Frank-Walter Steinmeier trong cuộc gặp với Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk ngày 18/11 tại Kiev trước khi lên đường sang Moscow.
 
Ngoại trưởng Đức Steinmeier và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov trong cuộc gặp ngày 18/11 (Ảnh AP)
Ngoại trưởng Đức Steinmeier và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov trong cuộc gặp ngày 18/11 (Ảnh AP)

Chuyến thăm Nga lần này của ông Steinmeier là một trong những chuyến thăm đầu tiên của quan chức cấp cao Chính phủ Đức kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng nổ hồi đầu năm nay gây ra những rạn nứt trong quan hệ giữa Nga và phương Tây.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh bạo lực ở miền Đông Ukraine leo thang trở lại bất chấp thỏa thuận ngừng bắn ở Minsk ngày 5/9. Chính quyền ở Kiép đang cáo buộc Nga gửi binh sĩ và vũ khí tiếp viện cho phe đối lập chuẩn bị một cuộc tiến công mạnh mẽ vào quân đội Chính phủ, song phía Nga bác bỏ cáo buộc này.

Phản ứng trước thềm chuyến thăm Moscow của người đồng cấp Đức, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, đây là một chuyến công tác thông thường mà trong đó 2 bên nhất trí xem xét quan điểm của nhau, đối thoại về tình hình Ukraine và nhiều vấn đề khác cũng như quan hệ song phương giữa Nga và Đức.

Ông Lavrov nhấn mạnh: “Nếu các bạn trông chờ vào một sự đột phá thì cần phải xem xét cái gọi là sự đột phá đó là gì. Không ai mong chờ sự đột phá từ chuyến thăm này bởi sẽ chẳng có tuyên bố nào về việc dàn xếp các vấn đề của thế giới hay khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, chúng tôi coi trọng những cuộc đối thoại liên tiếp với Đức và các nước châu Âu khác ở cấp Tổng thống, Ngoại trưởng và các bộ trưởng khác. Điều đó rất quan trọng với chúng tôi”.

Ngoại trưởng Nga bày tỏ sẵn lòng hợp tác với Đức, đầu tàu của Liên minh châu Âu để tìm ra những giải pháp “thật sự đảm bảo một sự cân bằng vị thế của tất cả các nước có liên quan”./.

Theo Diệu Hương/VOV- Trung tâm Tin