1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nghĩa địa “nhạy cảm” thu hút du khách ở Iran

(Dân trí) - Tay chạm vào một bia mộ hình thù khác thường, Maryam cười khúc khích trong khi người bạn của cô đang chụp hình. Maryam tạo dáng một lần nữa cho một bức ảnh khác.

 
Nghĩa địa “nhạy cảm” thu hút du khách ở Iran - 1

Nghĩa địa Khalid Nabi ở đông bắc Iran.

Maryam là một trong hàng trăm du khách tới thăm nghĩa địa Khalid Nabi, toạ lạc ở đông bắc Iran. Tại quốc gia Hồi giáo bảo thủ này, đây là nghĩa địa lịch sử nơi có hàng trăm bia mộ mang hình bộ phận nhạy cảm của nam và nữ.

Và giờ đây, dù đã tồn tại hàng trăm năm, nghĩa địa Khalid Nabi đang trở thành một trong điểm du lịch mới của giới trẻ. Hơn 600 bia mộ đã làm nên nghĩa địa kỳ dị, nằm cách thành phố Gonbad-e Kavous khoảng 65km về phía đông bắc.

Nghĩa địa Khalid Nabi mới được ghi tên vào danh sách di sản quốc gia của Iran gần 10 năm trước dù có lịch sử lâu đời. Kể từ đó, không nhiều nhà khoa học dám nghiêm cứu nơi này.

Các du khách từ khắp nơi trên cả nước - thậm chí các du khách nước ngoài - giờ đây đang đổ tới khu vực núi non Turkmen Sahra, gần biên giới Turkmenistan, để thăm quan nghĩa địa. Họ có thể đặt tour thông qua một công ty du lịch địa phương và Kahlid Nabi cũng có một tuyến xe buýt.
 
Tuy nhiên, để đến được Kahlid Nabi chẳng dễ dàng gì. Đường xá chưa được thuận tiện lắm và có nhiều khúc quanh. Nhưng một khi đã tới nơi, Kahlid Nabi không làm thất vọng du khách. Vào mùa xuân - mùa thích hợp nhất để tới thăm, Kahlid Nabi dịu mát với cỏ xanh vô tận và những quả đồi xa tận chân trời.
 
Trên một trong các đỉnh núi có một điện thờ. Đây được tin là mộ của Khalid Nabi, một nhà tiên tri sinh tại Yemen 40 năm trước nhà tiên tri Muhammad, theo ông Alireza Hesar Nuee, một trong số các sử gia nghiên cứu nơi này. Ông Nuee cho biết thêm, nhà tiên tri Khalid Nabi đã truyền bá đạo Cơ đốc ở vài quốc gia trong vùng, trong đó có Iran.
 
Nghĩa địa “nhạy cảm” thu hút du khách ở Iran - 2
Điện thờ nhà tiên tri Khalid Nabi.

Mặc dù Khalid Nabi là tín đồ đạo Cơ đốc nhưng sau đó, cháu gái ông đã tới thăm nhà tiên tri Muhammad và cải sang đạo Hồi. Đó là khi mộ của ông Nabi được đưa lên một ngọn núi cao và được tôn sùng như một điểm hành hương thiêng liêng.

Các điện thờ vài trăm mét, trong một một thung lũng không có người ở, là một nghĩa địa bí ẩn. Nơi đây có hàng trăm bia mộ hình thù khác lạ nằm rải rác trên các sườn đồi.

Tiếng trò truyện giữa các du khách, thường là thích thú trước cảnh đẹp bất ngờ, là âm thanh duy nhất có thể phá vỡ sự yên tĩnh tại thung lũng nghĩa địa Khalid Nabi. Một số người vẫn bẽn lẽn khi đứng chụp ảnh bên các bia mộ nhưng những người khác xem đó là một cơ hội để cười.

“Ở đây, tôi như cảm thấy đang đứng trê nóc nhà thế giới”, Mehdi, một du khách từ thành phố Isfahan, Ấn Độ, nói trong chuyến thăm điện thờ Kahlid Nabi. Mehdi cho hay anh không hay biết về sự tồn tại của nghĩa địa cho tới khi nghe thấy một nhóm bạn nói về nó gần đây.

Khalid Nabi trở nên nổi tiếng trong một bài viết mang tính nghiên cứu năm 1981 của David Stronach. Trong bài viết, Stronach đã giới thiệu Khalid Nabi và phàn nàn rằng nơi đây chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức.
 
Nghĩa địa “nhạy cảm” thu hút du khách ở Iran - 3
Đông đảo du khách trẻ tới thăm nghĩa địa.

Nhưng sau đó, Khalid Nabi đã bị lãng quên nhanh chóng. Cách đây 9 năm, Khalid Nabi đã nhận được sự quan tâm khi ngành du lịch tại Iran bùng nổ. Du lịch phát triển cũng một phần bởi thế hệ trẻ của Iran xem những chuyến du lịch ngắn ra khỏi các thành phố là một cách để gặp gỡ và hoà đồng những người khác - điều có thể trở nên khó khăn trong nội thành vì con mắt dò xét của cảnh sát.

Những nơi càng xa xôi thì càng được bảo tồn tốt hơn. Và khi du lịch phát triển, danh tiếng kỳ quặc của nghĩa địa cũng trở nên nổi tiếng. Các nhiếp ảnh gia giờ đây đã bắt đầu chụp ảnh về Khalid Nabi, đăng tải chúng trên các ấn bản khác nhau. Một số người viết về nó và Khalid Nabi càng trở nên nổi tiếng.

Trên một chuyến xe buýt đi Khalid Nabi, nhiều du khách đã phàn nàn về công tác kiểm duyệt nơi này trong nhiều năm. “Đây là một phần văn hoá và lịch sử của chúng ta. Tại sao chúng ta lại lơ là nó?”.

Trong khi nhiều thành phố ở Iran đang mở rộng nhanh chóng và nhiều người Iran đang sống trong sự hối hả và vội vã của nếp sống đô thị, Khalid Nabi vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ.

Khalid Nabi vẫn là nơi để các nhà nghiên cứu khám phá, nhưng giờ đây, đối với nhiều thanh niên Iran, nghĩa địa này mang lại tiếng cười thư giãn cho họ.

An Bình
Theo GlobalPost