Nghệ thuật vẽ tay kỳ diệu ở Ấn Độ
(Dân trí) - Dọc các đường phố, ngỏ hẻm ở Ấn Độ, đâu đâu cũng thấy những quầy hàng vẽ tay, nghệ thuật truyền thống, phổ biến ở nước này, nhưng lại vô cùng độc đáo với khách nước ngoài. Những gì nghệ sỹ vẽ cần là một miếng bóng kính làm bút vẽ và hộp màu.
Nghệ thuật vẽ tay, hay rộng hơn còn gọi là mehndi, là dạng trang trí tạm thời trên da, dùng màu màu sắc được chiết xuất từ cây lá móng.
Nghệ thuật này phổ biến ở Pakistan và Ấn Độ (Nam Á), một số nước ở Bắc Mỹ và Trung Đông, được người phương Tây ưa chuộng vào cuối những năm 1990.
Người Ấn Độ thường vẽ tay như thế này trong những dịp đặc biệt, như đám cưới, lễ hội.
Hình trang trí thường được vẽ trên lòng bàn tay, chân, nơi màu sắc da của cơ thể thường tối nhất.
Đầu tiên mehndi (theo tiếng Ấn Độ là vẽ, quét) hầu như chỉ được áp dụng cho các cô dâu.
Ngày nay, các cửa hàng vẽ tay mọc lên khắp các đường phố, ngỏ hẻm ở các thành phố của Ấn Độ, là một cách để giới thiệu văn hóa độc đáo của nước này với du khách.
Các màu dùng để vẽ đều được chiết xuất từ các bộ phận trên cây lá móng.
Các gam màu khác nhau được chiết xuất từ các bộ phận khác nhau trên cây lá móng: lá, hoa hoặc cành. Lá, hoa hoặc cành lá móng được nghiền nhỏ thành bột sau đó trộn với nước nóng.
Để có các gam màu khác, người ta đem pha trộn hợp chất này với bột một số lá cây khác, chẳng hạn lá chàm, lá chè xanh, bột cà phê, lá me, chanh, đường, thi thoảng có pha thêm một số loại dầu khác để tăng độ bền và bóng của màu.
Truyền thuyết kể rằng, ngay từ xa xưa, khi cây lá móng có mặt lần đầu tiên trên trái đất, tục vẽ mehndi đã xuất hiện.
Phan Anh
Tổng hợp