1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nga trỗi dậy ở Trung Đông

(Dân trí) - Nhà báo nổi tiếng người Mỹ Robert Bridge đã nhận định như vậy trong mục bình luận trên kênh truyền hình Nga RT gần đây và rằng Nga đã làm chủ thế trận chống khủng bố thông qua chiến dịch quân sự và các nỗ lực ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria.

 

Các máy bay chiến đấu của Nga (Ảnh: Sputnik)
Các máy bay chiến đấu của Nga (Ảnh: Sputnik)

Nhà báo Bridge hồi tưởng lại: “Năm 2003, thời điểm Moscow còn đứng ngoài quan sát một cách nhẫn nại lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu mở đường cho cuộc chiến chống khủng bố từ Trung Á, Trung Đông đến Bắc Phi. Còn năm nay, Tổng thống Putin đã vẽ đường giới hạn tại Syria”.

Chỉ vài giờ sau khi thông báo cho Mỹ cùng liên quân về ý định khởi động một cuộc không kích nhằm ủng hộ chính phủ Syria, quân đội Nga đã khiến thế giới ngỡ ngàng bằng mở màn không kích tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại Syria, nơi IS không chỉ là lực lượng thánh chiến mà còn là làm chủ hoạt động khai thác dầu béo bở tại đây, nhà báo Mỹ phân tích.

“Moscow không kích để làm chủ trận chiến chống khủng bố là thông điệp mà Tổng thống Putin muốn gửi tới các cường quốc phương Tây. Chỉ một ngày trước đó, ông Putin còn chỉ trích các cường quốc phương Tây tại Đại hội đồng Liên hợp quốc về tình hình hỗn loạn tại khu vực Trung Đông”, nhà báo Bridge nói.

Trong bài bình luận, nhà báo Mỹ còn cho rằng Tổng thống Putin đã thu hút sự chú ý của cả thế giới khi ông hối thúc các lãnh đạo phương Tây rằng: “Các bạn có nhận thấy ít nhất điều chúng tôi làm là gì không?” Với thông điệp này, ông Putin còn muốn nhắc nhở Mỹ và đồng minh cần xem xét lại vai trò của họ ở Trung Đông bởi những gì họ làm là tạo ra một mớ hỗn loạn hiện nay cho khu vực.

Nhà báo Bridge còn trích dẫn lại lời của Tổng thống Nga rằng Daesh (ám chỉ IS) sẽ không có chỗ để ẩn náu và nhấn mạnh rằng: “Ông Putin không đơn độc trong nhận định trên. Tháng 5/2015, một tài liệu có tên gọi Judicial Watch đã bị rò rỉ. Tài liệu này thuộc diện số tài liệu của Lầu Năm Góc gây sốc cao (theo Luật Tự do thông tin) và được lập ra khoảng 1 năm trước khi tổ chức IS xuất hiện, với hình ảnh các phiến quân IS trên các xe bán tải Toyota với các vũ khí do Mỹ chế tạo trong tay.

Theo tài liệu trên, các tổ chức gồm Salafist (ám chỉ IS), Anh em Hồi giáo và AQI (tức Al-Qaeda in Iraq) là những lượng chính gây bất ổn tại Syria. Phương Tây, các quốc gia vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ lực lượng đối lập, trong khi Nga, Trung Quốc và Iran ủng hộ chính quyền Syria.

Moscow đã nhận ra rằng nếu không làm gì để ngăn chặn IS thì tổ chức khủng bố này còn nguy hiểm hơn nhiều vì điều này đồng nghĩa với cho phép IS tiếp tục phát triển mà không bị kiểm soát tại Syria. IS cũng là thách thức cho các vùng tiếp giáp với biên giới Nga và căn cứ hải quân của Nga tại thành phố duyên hải Tartus, Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ, bị cáo buộc buôn bán dầu lậu với IS, cũng bị bất ngờ bởi hành động chớp nhoáng của Nga tại Syria. Trên thực tế, Ankara, vốn phản ứng rất giận dữ trước những nỗ lực đầy quyết đoán của Moscow nhằm tiêu diệt trung tâm chỉ huy của IS và làm gián đoạn các hoạt động buôn dầu lậu, đã suýt đẩy thế giới vào Thế chiến III khi Ankara bắn rơi một máy bay quân sự Nga với cáo buộc vi phạm không phận, nhà báo Bridge nhận định.

Trong khi đó, một tuyên bố gần đây của một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ về các cuộc xuất kích của không quân Nga có thể được đánh giá là “một sự thừa nhận chính thức” về việc bắn hạ máy bay Su-24 là một kế hoạch đã chuẩn bị từ trước, theo Bộ Quốc phòng Nga.

Cuối cùng nhà báo Mỹ cũng nhận định rằng: “Quyết định của ông Putin trong việc can thiệp vào cuộc xung đột tại Syria là bước đi khá mạo hiểm. Tuy vậy, Moscow xem ra gặp ít trở ngại khi tiêu diệt IS hơn là với các nước phương Tây”.

Vũ Duy

Theo RT, Sputnik