1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nga tìm cửa thoát sa lầy, Mỹ tái đào tạo chiến binh

Cả Nga và Mỹ đều đang tự tìm cho mình cửa thoát bằng cách hợp tác đan xen với các phe phái tại chiến trường Syria.

Nga tiếp xúc với quân nổi dậy Syria FSA

Ngày 5/11, đài Sputnik đưa tin, quân đội tự do Syria FSA vừa nhất trí gặp các đại diện của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nga ở Abu Dhabi cuối tuần tới.

Tổng Thư ký Phong trào Ngoại giao Bình dân, ông Mahmoud Afandi khẳng định: “Đại diện 28 lữ đoàn của FSA đồn trú ở các vùng ngoại ô Damascus, Quanitra, Hama, ngoại ô phía tây Homs, cũng như mặt trận phía bắc từ vùng ngoại ô Aleppo, Idlib đồng ý gặp đại diện của phía Nga ở Abu Dhabi cuối tuần tới”.

Quân đội Syria Tự do FSA là một tổ chức vũ trang gồm những binh sỹ đào tẩu hay những người dân thường hoạt động với mục đích lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.

FSA chủ yếu thực hiện các cuộc tấn công vào trạm kiểm soát hay các căn cứ quân sự của quân đội chính phủ.

Nga tìm cửa thoát sa lầy, Mỹ tái đào tạo chiến binh - 1

Nhằm tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng tại Syria từ năm 2011, Moskva đã dần thay đổi thái độ với FSA - nhóm phiến quân vốn được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn.

Trước đó nhằm tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng tại Syria đã giết chết 250.000 người từ năm 2011, Moskva đã dần thay đổi thái độ với FSA - nhóm phiến quân vốn được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 24/10 tuyên bố nước này sẵn sàng hỗ trợ lực lượng này trong cuộc chiến chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo IS.

“Chúng tôi đã hỗ trợ phe đối lập yêu nước, bao gồm lực lượng gọi là Quân đội Syria Tự do trong các cuộc không kích” - ông Lavrov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya 1.

“Vấn đề chính của chúng tôi bây giờ là tiếp cận được những nhóm người hoàn toàn chịu trách nhiệm đại diện cho các nhóm vũ trang chống khủng bố” - ông nói thêm.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Nga hôm 26/10 cũng cho biết, các phái đoàn từ lực lượng FSA đã thăm Moskva một vài lần trong khi nước này đang đẩy mạnh các nỗ lực chính trị để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.

Những động thái trên từ chính quyền tổng thống Putin được đưa ra ngay sau chuyến thăm bất ngờ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đến gặp ông Putin hồi hôm 20/10 tại Moskva để thảo luận về một chiến dịch quân sự chung chống lại phiến quân IS ở Syria.

Song song với hoạt động không kích tốn nhiều tiền của, Nga đang nỗ lực để tìm kiếm một giải pháp chính trị tích cực tại quốc gia Trung Đông này nhằm tìm cửa lùi tránh những sa lầy có thể xảy ra.

Mỹ hợp tác với người Hồi giáo Sunni đánh IS

Trong khi đó, sau khi thể hiện bộ mặt mờ nhạt và bạc nhược trong các cuộc không kích phiến quân IS tại Syria, Washington đang chuyển hướng, tích cực tìm kiếm các phe phái tại khu vực Trung Đông để tạo ra những chuyển động mới trên chiến trường chống IS.

Trong cuộc họp báo hôm 5/11, đại diện Quân đội Mỹ, Đại tá Curtis Buzzard xác nhận, Mỹ hợp tác với người Hồi giáo Sunni ở Iraq để đánh IS.

Phát biểu của Đại tá Buzzard đưa ra trong bối cảnh nhiều báo cáo cho thấy, lực lượng Mỹ chưa đào tạo và cung cấp thiết bị một cách hiệu quả cho người Sunni ở Iraq. Và rằng, những dân quân tình nguyện Sunni chiến đấu chống IS một cách khá tệ trong các cuộc giao tranh giành lại những khu vực sinh sống của họ hiện nằm trong tay Iraq.

“Một phần quan trọng để đem lại sự thành công ở Iraq đó là sự hợp tác với người Sunni trong việc đánh bại IS. Vì thế, có những nỗ lực ngay hiện thời để đào tạo người Sunni”, Đại tá Buzzard nói.

Nga tìm cửa thoát sa lầy, Mỹ tái đào tạo chiến binh - 2

Sau một loạt những thất bại nặng nề tại chiến trường Syria, Mỹ đang hợp tác với người Hồi giáo Sunni ở Iraq đánh IS.

Ông cũng thừa nhận, các đơn vị Quân đội chính phủ Iraq thường gồm đa số người Hồi giáo theo dòng Shiite. Bởi lẽ đó, vấn đề quan trọng đó là cần chiêu mộ thêm nhiều người Sunni tham gia vào cuộc chiến chống lại IS.

Trước đó, Mỹ đã nhận thất bại nặng nề về chương trình trị giá 500 triệu USD trong việc huấn luyện và đào tạo phiến quân Syria ôn hòa để đánh lại IS. Cho tới nay, Washington đã tạm ngừng chương trình này.

Cuộc khủng hoảng chính trị và nội chiến tại Syria kéo dài từ năm 2011 đang ngày càng diễn biến phức tạp. Giải pháp đối thoại đang gặp phải khó khăn khi các tổ chức đối lập Syria hoạt động rời rạc và bị cuốn vào các cuộc đấu đá nội bộ.

Việc Nga và Mỹ tìm kiếm hợp tác đan xen với các phe phái nhằm tìm đường rút lui tránh những sa lầy tại quốc gia Trung Đông vào thời điểm này là điều có thể lý giải được.

Theo Hòa Bình (Tổng hợp)

Đất Việt

Nga tìm cửa thoát sa lầy, Mỹ tái đào tạo chiến binh - 3