1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nga thừa nhận sự thật sốc khiến MiG-29K rơi

Sau nhiều đồn đoán, cuối cùng tờ Gazeta dẫn nguồn tin quân sự Nga đã chỉ rõ nguyên nhân khiến chiếc MiG-29K rơi xuống Địa Trung Hải hôm 13/11.

Đã đứt cáp còn chết máy

Theo nguồn tin này, nguyên nhân thực dẫn đến vụ việc là do hệ thống cáp hãm đà trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov bị đứt.

Vụ việc xảy ra vào chiều 13/11 (theo giờ Nga) khi phi đội bay gồm 3 chiếc MiG-29KR đã hoàn thành nhiệm vụ, quay về chuẩn bị hạ cánh xuống tàu sân bay Kuznetsov ngoài khơi Syria.

Tiêm kích MiG-29K hạ cánh thành công trên tàu sân bay.
Tiêm kích MiG-29K hạ cánh thành công trên tàu sân bay.

Theo thiết kế, thông thường mỗi chiếc máy bay hạ cánh cách nhau khoảng 3 phút,. Chiếc MiG-29KR đầu tiên hạ cánh không có vấn đề gì, trong khi đó chiếc MiG-29K thứ 2 đã làm đứt dây cáp hãm đà thứ 2 khiến chúng quấn vào sợi thứ 3 và chiếc máy bay đã may mắn bắt được sợi cáp thứ 4 khi hạ cánh.

Sự cố này khiến cho chiếc MiG-29K còn lại không thể thực hiện hạ cánh dù đã giảm độ cao.

Ngay khi xảy ra tình huống bất ngờ này, chỉ huy đội bay lập tức lệnh cho phi công tăng tốc và tiếp tục bay lượn để chờ nhân viên kỹ thuật khắc phục sự cố.

Và trong khi dây cáp đứt chưa kịp khắc phục thì sự cố đã nghiêm trọng khác xảy ra với chiếc MiG-29K khi cả 2 động cơ của chúng bất ngờ chết máy. Máy bay đã rơi tự do và viên phi công đã không có lựa chọn nào khác là nhảy dù thoát hiểm và được cứu ngay sau đó.

Việc MiG-29K làm đứt cáp hãm đà khiến chính Hải quân Nga cảm thấy bất ngờ bởi máy bay này có trọng lượng nhẹ hơn Su-33 và trong khi máy bay dòng Su này hạ cánh ngon lành thì MiG-29K đã gây nên sự cố đáng tiếc nói trên.

Tốc độ hạ cánh

Lý giải cho nguyên nhân này, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, rất có thể do tốc độ hạ cánh cao của MiG-29K. Trong khi Su-33 có tốc độ hạ cánh khoảng 240 km/h thì MiG-29K lên tới trên 250km/h.

Theo thiết kế, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov được thiết kế với 4 lớp cáp hãm đà. Khi máy bay thực hiện hạ cánh, những sợi cáp này sẽ tự động được nâng lên khoảng 10 cm so mặt đường băng. Khoảng cách giữa sợi đầu tiên cách phần đuôi tàu khoảng 46 m, và cách dây thứ 2 khoảng trên 10m.

Khoảnh khắc chiếc F/A-18 móc vào cáp hãm đà.
Khoảnh khắc chiếc F/A-18 móc vào cáp hãm đà.

Khi thực hiện hạ cánh, phi công hạ phải cho càng móc cáp phía sau máy bay bắt được sợi cáp thứ 2 hoặc thứ 3 (sợi thứ 4 là dự phòng). Đặc biệt, phi công luôn để động cơ hoạt động với công suất lớn phòng trường hợp đứt hoặc không bắt được cáp thì máy bay có thể tiếp tục cất cánh.

Dù sự cố đứt cáp trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov là rất nghiêm trọng, tuy nhiên không phải chỉ có tàu Nga gặp sự cố này. Trong quá trình thử nghiệm, tàu sân bay Liêu Ninh cũng một vài lần xảy ra sự cố tương tự trong khi đó, tàu sân bay hạt nhân của Mỹ cũng không tránh khỏi tình huống chết người này.

Sự cố xảy ra trên tàu USS Eisenhower hồi đầu năm 2016 khi chiếc máy bay AEW E-2C làm đứt cáp và lao thẳng xuống biển. Tuy nhiên, viên phi công đã bình tĩnh điều khiển chiếc AEW E-2C thoát hiểm bằng cách bay vọt lên trước sự ngỡ ngàng của nhân viên kỹ thuật trên tàu USS Eisenhower.

Clip máy bay AEW E-2C Mỹ đứt cáp khi hạ cánh xuống tàu sân bay USS Eisenhower hồi đầu năm 2016:

Theo Tuấn Vũ

Đất Việt