1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nga-Thổ nắn gân nhau, Mỹ bất ngờ tung "bí kíp"

Tổng thống Nga tuyên bố sẽ tiêu diệt ngay tức khắc mọi mục tiêu đe dọa ở Syria, còn Thổ Nhĩ Kỳ lớn tiếng kiên nhẫn có hạn.

Tăng cường hỏa lực miệng

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/12 đã chỉ thị cho giới chóp bu quân sự nước này đáp trả mạnh các mối đe dọa ở Syria. Chỉ thị này được đưa ra 2 tuần sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24 của Nga tại Syria.

Phát biểu tại cuộc họp quốc phòng được phát sóng trên truyền hình, ông Putin đưa ra yêu cầu phải "hành động cứng rắn nhất có thể. Bất cứ mục tiêu nào đe dọa lực lượng của Nga hay cơ sở hạ tầng trên bộ của chúng ta đều phải bị tiêu diệt ngay lập tức”.

Nga-Thổ nắn gân nhau, Mỹ bất ngờ tung "bí kíp" - 1

Máy bay Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ

Ngoài ra, ông Putin cũng lệnh cho các lực lượng vũ trang Nga ở Syria phải phối hợp với các đơn vị chỉ huy ở Israel và liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu.

Cũng tại cuộc họp trên, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu báo cáo kể từ khi Moskva phát động chiến dịch không kích tại Syria hôm 30/9, các máy bay chiến đấu của Nga đã thực hiện tổng cộng 4.000 lượt xuất kích, tiêu diệt 8.000 mục tiêu “khủng bố” ở quốc gia Trung Đông này.

Ông Shoigu cũng thừa nhận rằng ảnh hưởng của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) đang gia tăng ở Syria. Theo ông, IS hiện đang kiểm soát khoảng 70% lãnh thổ Syria trong khi số lượng các tay súng IS ở Iraq và Syria hiện vào khoảng 60.000 người.

Trước những tuyên bố cứng rắn của Nga, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cùng ngày cho biết nước này đang kêu gọi Nga bình tĩnh, song cũng cảnh báo rằng sự kiên nhẫn của Ankara không phải là vô hạn.

Nga-Thổ nắn gân nhau, Mỹ bất ngờ tung "bí kíp" - 2

Máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ

Phát biểu trên truyền hình, ông Cavusoglu cho rằng Nga quá “cảm tính” về vụ máy bay Su-24 bị bắn hạ và đưa ra nhiều cáo buộc đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo ông, Nga muốn “tận dụng mọi cơ hội” chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng “sự kiên nhẫn của Ankara không phải là vô hạn”. Ông Cavusoglu còn cho rằng Moskva nên xem lại các quyết định trừng phạt kinh tế.

Về cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov ở thủ đô Belgrade (Serbia) tuần trước, ông Cavusoglu cho biết Nga cũng bày tỏ sự sẵn sàng không làm gia tăng căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ tung bí kíp

Trong bối cảnh các nước ồ ạt can dự vào cuộc chiến Syria với cái cớ tiêu diệt IS, Mỹ đã tiến hành những bước đi tích cực “bất ngờ”. Tờ The National Interest của Mỹ mới đây còn cho đăng tải đề xuất về chiến thuật tác chiến được cho là có khả năng đánh bại IS.

Cưu sĩ quan tình báo hải quân Mỹ Malcolm Nance cho rằng các bên tham chiến ở Iraq và Syria hiện nay gần như hiểu rõ chiến thuật của nhau, nên ít có những đột biến trong cuộc chiến tranh này. Không bên nào muốn thay đổi cách đánh vì sợ mạo hiểm và khả năng thất bại là rất cao. Chính vì vậy, muốn đánh bại IS trong tương lai gần, Mỹ phải có một kế hoạch khác biệt.

Washington đang triển khai thêm binh sĩ để đối phó IS khi mới đây Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố sẽ cử 200 binh sĩ thuộc "lực lượng tinh nhuệ đặc biệt" tới Iraq.

Theo ông Carter, lực lượng này sẽ "tiến hành các cuộc tấn công chớp nhoáng, giải cứu con tin, thu thập thông tin tình báo và bắt giữ các thủ lĩnh của IS, đặc biệt tiến hành các hoạt động quân sự đơn phương tại Syria".

Câu hỏi đặt ra là liệu 200 binh sĩ đặc nhiệm của Mỹ có thể thay đổi tình hình cuộc chiến hiện nay hay không?

Giới chuyên gia Mỹ cho rằng lực lượng đặc nhiệm Mỹ có thể tạo ra sự bất ngờ, nhưng không thể làm điều đó một mình. Lực lượng này cần phối hợp với các lực lượng đặc nhiệm của Iraq, Quân đội Syria Tự do (FSA) và các chiến binh người Kurd.

Nga-Thổ nắn gân nhau, Mỹ bất ngờ tung "bí kíp" - 3

Đặc nhiệm Mỹ sẽ dẫn dắt cuộc chiến trên bộ chống IS?

Có ý kiến cho rằng Mỹ cần tạo ra sự tương thích về số lượng giữa các lực lượng tham gia phối hợp. Ví dụ như tỷ lệ 3:1, có nghĩa là 3 lính Iraq phối hợp với 1 đặc nhiệm Mỹ, sau đó bắt đầu tiến hành các sứ mệnh đặc biệt tấn công IS.

Lực lượng hỗn hợp lính đặc nhiệm Mỹ, Iraq và Syria sẽ mở các cuộc tấn công và tiêu diệt các đường dây cung cấp hậu cần của IS vào ban đêm, tấn công các xe tải chở vũ khí, hàng hóa, triệt phá các chốt tiền tiêu, đặc biệt phá hủy các hệ thống và phương tiện thông tin liên lạc của IS.

Việc cắt đứt các tuyến đường hậu cần là rất quan trọng vì việc này sẽ buộc IS phải thường xuyên tiến hành tuần tra vào ban đêm. Lúc đó, Mỹ và các đồng minh sẽ sử dụng sức mạnh không quân để tấn công mục tiêu và buộc lực lượng IS phải "chui ra khỏi hang" và tham gia vào cuộc chiến di động.

Nga-Thổ nắn gân nhau, Mỹ bất ngờ tung "bí kíp" - 4

Các tay súng IS tại Raqqa, Syria

Chiến thuật “đánh nhanh rút gọn” sẽ giúp làm tăng tinh thần cho các binh sĩ Iraq và FSA trong cuộc chiến chống IS, đồng thời tạo cho họ cảm giác là mình đang ở thế tấn công cũng như yên tâm hơn với chỗ dựa vững chắc là lực lượng đặc nhiệm Mỹ.

Chiến thuật tấn công các cở sở hậu cần, kho vũ khí và lương thực… sẽ buộc IS phải dành một số lượng lớn nguồn lực cho vấn đề an ninh ở hậu phương.

Một cựu sĩ quan tình báo Mỹ đánh giá IS là bậc thầy về chiến tranh tâm lý và phát động chiến tranh. Mặc dù chịu thiệt hại nặng về người và lãnh thổ bị thu hẹp đáng kể trong những tháng gần đây, nhưng IS vẫn đang cố gắng duy trì thế tấn công.

Việc tấn công bất ngờ của đặc nhiệm Mỹ phối hợp với lực lượng Iraq và Syria sẽ hạn chế chiến lược tấn công của IS và đẩy IS vào thế phòng thủ. Giới phân tích Mỹ cho rằng đây là thời điểm tốt nhất để tiêu diệt IS vì lực lượng IS không có khả năng và kinh nghiệm trong chiến lược phòng thủ.

Theo Phong Minh

Đất Việt