1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Nga rút quân hay cơ động bố trí lực lượng?

Tổng thống Nga Putin tuyên bố rút quân, nhưng ai đó hý hửng rằng, áp lực, sức răn đe, quân sự trên Syria giảm đi là bé cái nhầm.

Trong nghệ thuật quân sự, khái niệm rút quân được hiểu là rút toàn bộ lực lượng tại vị trí, khu vực nào đó.

Tại chiến trường Syria, ngày 14/3, Tổng thống kiêm Tư lệnh lực lượng vũ trang Nga tuyên bố rút quân Nga tại Syria về nước. Nhưng, lực lượng tại căn cứ Hải quân Tatus và căn cứ không quân Hmeymim vẫn tồn tại, cho nên, “rút quân” không được hiểu theo khái niệm đầy đủ.

Lễ rút quân tại căn cứ không quân Nga tại Syria trên san bay Hmeymim
Lễ rút quân tại căn cứ không quân Nga tại Syria trên san bay Hmeymim

Vì vậy, tuyên bố rút quân của Nga mang ý nghĩa chính trị là chủ yếu và được coi như một “nước cờ” cao tay, trí tuệ của Putin với bộ Tham mưu của ông ta mà thế giới đã phân tích, bình luận rất nhiều góc độ.

Ở đây chúng ta chủ yếu phân tích về góc nhìn quân sự mà không đề cập đến chính trị, các thông điệp ngoại giao quốc phòng...

Tại sao Nga rút quân?

Một, có thể coi chiến dịch quân sự của Nga tại Syria từ ngày 30/9/2015 đến nay đã kết thúc giai đoạn tấn công phủ đầu nay đã kết thúc.

Nga đã tập trung một lực lượng có thể tấn công mạnh mẽ hơn 9000 phi vụ trong 5 tháng với mục tiêu quân sự đề ra là đập tan cơ sở hạ tầng phục vụ cho chiến tranh của quân khủng bố và lực lượng nổi dậy chống Assad, đồng thời đánh thiệt hại nặng làm tan rã, mất sức chiến đấu của đối thủ.

Đến nay, cục diện trên chiến trường Syria đã cho thấy quân đội của Assad đang ở thế tấn công, thế bao vây. Đã đến lúc quân đội Assad tổ chức các đòn tấn công thắng lợi để phát triển thế trận.

Trong khi đó thế của quân nổi dậy, IS, LIH…rơi vào thế bị bao vây, chúng không còn khả năng mở các đợt tấn công đánh trả để thay đổi thế trận khi lực lượng bị phân tán, nguồn lực hỗ trợ bị cắt đứt…

Trong một trận bóng đá, khí đối phương bị mất người, bị thủng lưới nhiều bàn thì không việc gì ta cứ nhao lên tấn công mà phải thay cầu thủ để chuẩn bị cho trận đấu tới, vừa tránh được chấn thương…

Về mặt quân sự, đến đây không việc gì Nga duy trì một lực lượng quân sự lớn, duy trì các phi vụ không kích ồ ạt, mạnh như vậy làm gì, trong khi việc tuyên bố rút quân mang lại một ý nghĩa chính trị vô cùng to lớn…thì tại sao ông Putin lại không tuyên bố rút quân cơ chứ!

Tuy nhiên, Putin tuyên bố rút quân, nhưng ai đó hý hửng rằng áp lực, sức răn răn đe, quân sự trên Syria giảm đi là bé cái nhầm.

Rút quân nhưng thứ này S-400 thì giữ nguyên
Rút quân nhưng thứ này S-400 thì giữ nguyên

Việc Nga để lại lực lượng quân sự của mình ở lại tại Syria luôn đủ để duy trì một vùng cấm bay phía Bắc Syria, không những thế, Nga còn bí mật tăng cường sang Syria như những loại trực thăng hiện đại nhất của mình hay đang có tin đồn là cả tên lửa Iskander-M.

Giới quân sự không ai nghi ngờ và ngạc nhiên về chuyện này, bởi lẽ đây là sự logic quân sự. Tổng thống Putin đang thay đổi chiến thuật quân sự cho giai đoạn tiếp theo, thế thôi.

Như vậy, hành động quân sự của Nga trong việc rút quân chỉ là sự cơ động, bố trí lực lượng cho phù hợp với chiến thuật của giai đoạn mới.

Hai, đây là hành động tránh đòn rất ngoạn mục, tinh tế và có lẽ chỉ khi Nga tuyên bố rút quân thì Mỹ bất ngờ là chuyện nhỏ, hốt hoảng mới là chuyện lớn. Nếu như ông Trump là tổng thống Mỹ thì chắc Putin bị "chửi" là tay chơi đểu, khôn lõi…

Thật vậy, Nga đã làm xong phần việc của mình đạt được mục tiêu đã đặt ra xong là rút êm, khiến Mỹ trở thành kẻ đi sau “thu dọn chiến trường”, đúng với câu ngạn ngữ của người Việt: Nga ăn ốc, Mỹ đổ vỏ.

Trong “đống vỏ” ngổn ngang bát nháo này, Mỹ có thể có kế hoạch B, C, D…gì đó tùy thích, Nga không phản đối, Nga OK, vì quan trọng cái “vỏ” khó chơi, nguy hiểm ở đây là lực lượng IS phía Đông Syria mà Nga có ý dành cho Mỹ “tiếp chiêu” lâu nay.

Nga mở chiến dịch quân sự tại Syria với mục tiêu rất minh bạch rõ ràng là theo đề nghị của Assad, bảo vệ chính quyền Assad và tiêu diệt tổ chức khủng bố bị cấm hoạt động ở Nga (LIH). Mỹ-phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi…tố cáo Nga không không kích vào IS đâu có sai…nhiều.

Kết quả sau 5 tháng, đã không ai nhắc nhở “Assad must go” và LIH thì bị tan nát, đám “ôn hòa” thì đang ngồi vào bàn đàm phán…theo một giải pháp chính trị, thì Nga goodbye!

Trong khi đó, Mỹ và liên minh 60 quốc gia mở chiến dịch quân sự tại Iraq, Syria với tuyên bố là để diệt IS và “Assad must go”. Không làm gì được Assad, trong khi IS còn đó, thì mời Mỹ ra tay làm tiếp cho, chẳng lẽ Mỹ cũng rút như Nga thì…hóa ra Mỹ thất bại à?

Nên nhớ, đừng có coi thường IS, thắng IS trên chiến trường đã khó mà IS trả đũa ngay tại chính quốc là bài toán an ninh phải cẩn thận. Thế giới đang nhìn vào Mỹ, trông chờ tin chiến thắng từ Mỹ trong cuộc chiến với IS khiến Mỹ hốt hoảng, cay cú với Nga.

Mỹ-siêu cường quân sự , kinh tế số 1 thế giới, hãy cố lên!

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm