1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Nga phản ứng gay gắt việc EU nhất trí áp giá trần khí đốt

Minh Phương

(Dân trí) - Nga coi việc các nước Liên minh châu Âu (EU) nhất trí áp giá trần khí đốt là hành động "không thể chấp nhận được".

Nga phản ứng gay gắt việc EU nhất trí áp giá trần khí đốt - 1

EU đang chật vật đối phó với cuộc khủng hoảng khí đốt và lạm phát tăng (Ảnh: Bloomberg).

"Đây là hành vi vi phạm quy định giá thị trường, vi phạm quy trình thị trường", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói, đồng thời nhấn mạnh, Moscow coi hành động của EU là "không thể chấp nhận được".

Ông Peskov cho biết, Nga cần thời gian để đánh giá một cách thận trọng tất cả các ưu và nhược điểm trước khi đưa ra những biện pháp đáp trả. Ông nói rằng, vì lý do tương tự, Moscow cũng trì hoãn đôi chút việc đáp trả cơ chế áp giá trần dầu khí mà EU đưa ra trước đó.

Cảnh báo trên được đưa ra không lâu sau khi ngày 19/12, các bộ trưởng năng lượng EU đã nhất trí áp giá trần đối với khí đốt nhằm kiểm soát giá năng lượng khiến lạm phát của khu vực tăng mạnh những tháng qua.

Biện pháp này dự kiến có hiệu lực từ ngày 15/2/2023. Theo đó, cơ chế giá trần sẽ được kích hoạt nếu giá khí đốt tại Cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu Hà Lan (TTF), vốn được xem là tiêu chuẩn châu Âu, vượt quá mức 180 euro/megawatt giờ trong 3 ngày liên tiếp.

Tuy nhiên, thỏa thuận cũng có điều khoản nói rằng, cơ chế giá trần sẽ tạm thời ngừng lại nếu EU đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí đốt hay gây ra sự sụt giảm trong giao dịch TTF, hay mức sử dụng khí đốt tăng vọt.

Đây là một phần trong nỗ lực của EU nhằm hạ giá khí đốt vốn khiến lạm phát của nhiều nước trong khu vực tăng kỷ lục sau khi Nga cắt phần lớn nguồn cung khí đốt cho châu Âu. Theo một tính toán của Bloomberg, EU thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD do năng lượng "đội giá" sau khi Nga cắt giảm nguồn cung.

Theo Bloomberg

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm