1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nga nói lời nhân nghĩa với Ukraine

Nga liên tiếp khẳng định sẽ cung cấp khí đốt cho Ukraine và không lấy khí đốt làm công cụ gây sức ép với Kiev.

Tass đưa tin, tại cuộc gặp Giám đốc điều hành Tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom Alexey Miller ngày 8/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ không sử dụng giá khí đốt làm công cụ gây sức ép với Ukraine.

Tổng thống Putin nêu rõ: "Chúng ta cần xuất phát từ thực tế là các đối tác cần phải cảm thấy tin tưởng chắc chắn vào các ý định của chúng ta để duy trì quan hệ làm ăn bình thường.

Và chắc chắn là chúng ta không bao giờ làm thế (gây sức ép) và để đảm bảo rằng họ có niềm tin này, chúng ta sẽ không làm như vậy trong tương lai và sẽ không sử dụng các quan hệ kinh tế làm đòn bẩy để giải quyết các vấn đề khác không liên quan đến kinh tế."
 
Ông Putin tuyên bố sẽ không sử dụng giá khí đốt làm công cụ gây sức ép với Ukraine

Ông Putin tuyên bố sẽ không sử dụng giá khí đốt làm công cụ gây sức ép với Ukraine

Ông Putin khẳng định Gazprom cần tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các điều khoản của hợp đồng năm 2009.

"Liên quan đến việc giảm giá, biện pháp này cần được áp dụng để làm cho mức giá bán khí đốt cho Ukraine có thể so sánh được với các mức giá trong khu vực, ý tôi là các nước láng giềng với Ukraine," ông Putin nói.

Nga nhẹ tay với Ukraine vì muốn thoát lệnh trừng phạt?

Trước đó cũng chính ông Putin ủng hộ đề xuất bán khí đốt với giá ưu đãi cho Ukraine trong 3 tháng tiếp theo bằng cách kéo dài "Gói mùa Đông" cho Kiev.

Cụ thể, Ukraine sẽ được mua khí đốt trong quý 2/2015 với giá 250 USD/1.000m3. Mức giá này so với quý 1 đã được giảm 25%. Tuy nhiên, để nhận được khoản ưu đãi này, Kiev sẽ phải chịu một loạt các biện pháp hà khắc về vấn đề thanh toán.

Kiev sẽ phải thanh toán trước tiền toàn bộ số khí đốt sẽ mua trong 3 tháng này. Đồng thời, số tiền mà Tập đoàn khí đốt Ukraine Naftogaz còn nợ Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom là 2,5 tỷ USD cũng phải được thanh toán lập tức.

Thời điểm mà Tổng thống Putin tuyên bố giảm giá khí đốt cho Ukraine chỉ cách "giới hạn chót" 3 tiếng đồng hồ, khi kết thúc ngày 31/3/2015, Ukraine sẽ lập tức bị Nga khóa van nguồn cung năng lượng và chờ đợi một thỏa thuận đàm phán mới.
 
Nga vẫn cung cấp khi đốt cho Ukraine trong chế độ thanh toán trước

Nga vẫn cung cấp khi đốt cho Ukraine trong chế độ thanh toán trước

Ngoài ra hôm 4/4 vừa qua, Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksandr Novak tuyên bố việc cung cấp khí đốt từ Nga sang Ukraine sẽ bắt đầu từ tháng 4/2015.

"Về chuyện thanh toán nợ khí đốt của Ukraine, hiện nay đang trong chế độ thanh toán trước. Như tôi biết, họ đã trả 30 triệu USD và tương ứng, Nga sẽ cung cấp khí đốt theo mức tiền này", ông Novak nói.

Giới phân tích cho rằng, động thái trên của Nga cho thấy Moscow đang nỗ lực xoa dịu những căng thẳng trong khu vực Đông Âu.

Nhưng nhìn sâu hơn, thực chất Nga tìm cách thoát ra khỏi lệnh trừng phạt quốc tế, là một trong những nguyên nhân chính khiến nước này lún sâu vào khủng hoảng gần đây.

GDP của Nga theo dự đoán của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ giảm 3% trong năm nay, và giảm tiếp 1% nữa vào năm 2016.

Từng trao đổi với Đất Việt, ông Ngô Duy Ngọ, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Cộng hoà Hungary cho rằng, Nga luôn khẳng định họ là nhà cung cấp tin cậy nhất và rất 'tử tế', ngay cả trong điều kiện khó khăn nhất và bất chấp việc chính phủ Ukraine hiện nay có chính sách thù địch với Nga.

"Nga vẫn cung cấp khí đốt, vẫn cho Ukraine vay tiền, hỗ trợ tài chính... Có lẽ Tổng thống Putin cho rằng, dù sao người Ukraine cũng là người Nga, Moscow không muốn làm điều gì quá nặng nề với Kiev để sau này phải khó xử. Nước Nga có thể rất cứng rắn, nhưng riêng đối với vấn đề Ukraine, họ cực kỳ nhân đạo", ông nói.

Theo Duy Hải (tổng hợp)