1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nga liên tiếp hạ thủy tàu hộ vệ cho Việt Nam

Một tháng sau khi chiếc Gepard 3.9 thứ 3 được hạ thủy, hộ vệ Gepard 3.9 thứ 4 của Việt Nam đã được hạ thủy tại Nhà máy đóng tàu ở Zelenodolsk mang tên A. M.Gorky.

Tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 mang số hiệu 011 Đinh Tiên Hoàng
Tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 mang số hiệu 011 Đinh Tiên Hoàng

Truyền thông Nga vừa cho biết, Lễ hạ thủy tàu hộ vệ thứ 4 thuộc lớp Gepard 3.9 (dự án 11661), thiết kế cho Lực lượng Hải quân Việt Nam đã được tổ chức tại Nhà máy đóng tàu mang tên A. M.Gorky ở Zelenodolsk, thuộc nước Cộng hòa Tatarstan (Liên bang Nga) vào ngày 26-5.

Đại diện phòng báo chí của Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk thông báo, buổi lễ hạ thủy chiếc tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ 2 (của cặp thứ 2) đã được long trọng tổ chức vào lúc 11h20 giờ Moscow (tức 15h20 giờ Hà Nội).

Buổi lễ hạ thủy có sự tham dự của đại diện Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đại diện của Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí quốc doanh Liên bang Nga "Rosoboronexport", chính quyền các cấp huyện và thành phố Zelenodolsk.

Được biết, sau khi hạ thủy, các tàu Gepard 3.9 của cặp thứ 2 sẽ nằm lại cầu cảng của Nhà máy Zelenodolsk để lắp ráp hoàn chỉnh các trang, thiết bị trên tàu. Sau đó, chúng sẽ được kiểm nghiệm tính năng tại nhà máy, rồi mới tiến hành các hạng mục thử nghiệm trên biển.

Cách đây khoảng 1 tháng, vào ngày 27-4, cũng tại Nhà máy này, chiếc đầu tiên của cặp tàu Gepard thứ 2 đã được hạ thủy. Hiện chiếc tàu này đang trong giai đoạn hoàn tất việc lắp đặt các thiết bị.

Phó Đô đốc, Chính ủy Quân chủng Hải quân Việt Nam Đinh Gia Thật dự lễ hạ thủy chiếc Gepard 3.9 thứ 4
Phó Đô đốc, Chính ủy Quân chủng Hải quân Việt Nam Đinh Gia Thật dự lễ hạ thủy chiếc Gepard 3.9 thứ 4

Trước đó, cặp tàu Gepard đầu tiên của Việt Nam, trong hợp đồng ký năm 2006 đã được Nga bàn giao cho Việt Nam vào năm 2011-2012. Khi về Việt Nam, chúng được đặt tên là tàu HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ (hiện nay đã bỏ các chữ HQ).

Hợp đồng xây dựng cặp tàu thứ hai với các loại vũ khí chống ngầm đã được Nga và Việt Nam ký kết vào năm 2012. Trước đây, Nga dự định sẽ chuyển giao tàu cho Việt Nam vào năm 2016 nhưng do trục trặc về vấn đề mua động cơ của Ukraine nên đã được lùi lại năm 2017.

Dự kiến, cặp tàu hộ vệ thiên về chức năng chống ngầm này sẽ được bàn giao cho hải quân Việt Nam lần lượt vào tháng 8 và tháng 9 năm sau.

Ngoài ra, trong khi cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ hai được lắp đặt vũ khí tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán với Nga để mua thêm cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ 3, với trọng điểm là nâng cấp hệ thống tên lửa hiện đại hơn.

Mặc dù hai bên chưa tiết lộ cụ thể về loại tên lửa sẽ được trang bị trong các tàu tiếp theo, nhưng giới chuyên gia dự đoán đó sẽ là một loại tên lửa chống hạm mới kiểu Kh-35UE, có tầm bắn xa hơn (260km) và mạnh hơn tên lửa Kh-35E trên 4 tàu đã đóng (tầm phóng 130km).

Phó Tư lệnh kiêm tham mưu trưởng hải quân Việt Nam Phạm Ngọc Minh và Thủ tướng Cộng hòa Tatarstan Ildar Khalikov trong lễ hạ thủy chiếc Gepard 3.9 thứ 3
Phó Tư lệnh kiêm tham mưu trưởng hải quân Việt Nam Phạm Ngọc Minh và Thủ tướng Cộng hòa Tatarstan Ildar Khalikov trong lễ hạ thủy chiếc Gepard 3.9 thứ 3

Ngoài ra, tàu cũng có thể được trang bị phiên bản trên tàu nổi của hệ thống tên lửa hành trình Kalibr-NK (phiên bản xuất khẩu là Klub), với tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E1 (tầm phóng 290km) và tên lửa đối đất 3M-14E (cũng có tầm phóng tương tự).

Theo một số nguồn tin, tàu còn có thể được điều chỉnh thiết kế để lắp đặt thêm hệ thống tên lửa phòng không trên hạm phóng thẳng đứng là Shtil-1 (biến thể hải quân của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M1), có tầm phóng tối đa 50km và độ cao đánh chặn 15km.

Việc tiến hành đàm phán để mua thêm tàu tên lửa Gepard 3.9, được trang bị các hệ thống vũ khí, tên lửa hiện đại hơn cũng cho thấy, Việt Nam sẽ lấy nền tảng là lớp tàu chiến Gepard 3.9 của Nga, có khả năng tác chiến đa năng như chống tàu nổi, chống tàu ngầm và phòng không hạm đội làm lực lượng nòng cốt.

Điều này đồng nghĩa với việc Hải quân Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng qui mô hạm đội và nâng cao sức mạnh chiến đấu của mình trong tương lai gần với các chiến hạm Nga. Sau đó, Việt Nam có thể sẽ tiếp tục nâng cấp sức mạnh với những thế hệ chiến hạm mới của phương Tây.

Sau đây là một số hình ảnh lễ hạ thủy cặp tàu Gepard 3.9 thứ 2 của hải quân Việt Nam:

Nga liên tiếp hạ thủy tàu hộ vệ cho Việt Nam - 4
Nga liên tiếp hạ thủy tàu hộ vệ cho Việt Nam - 5
Nga liên tiếp hạ thủy tàu hộ vệ cho Việt Nam - 6
Nga liên tiếp hạ thủy tàu hộ vệ cho Việt Nam - 7
Nga liên tiếp hạ thủy tàu hộ vệ cho Việt Nam - 8
Nga liên tiếp hạ thủy tàu hộ vệ cho Việt Nam - 9
Nga liên tiếp hạ thủy tàu hộ vệ cho Việt Nam - 10

Theo

PetroTimes

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm